Wednesday, September 29, 2010

Tôi đọc "Kafka bên bờ biển"


Kafka on the shore
Haruki murakami
NXB Văn học
Dương Tường dịch
28-09-2010
by HVNSweeting
hvnbbz@gmail.com

Trang 13
Những sự việc và kỹ thuật hoặc bất cứ điều gì họ dạy cậu trong lớp sẽ chẳng mấy hữu ích trong thế giới thực tại, đó là cái chắc. Ta hãy nhìn thẳng vào sự thật, các thầy cô giáo, về cơ bản, là một lũ ngu đần. Nhưng cậu phải nhớ điều này: cậu đang bỏ nhà đi. Có lẽ cậu sẽ chẳng còn cơ may đi học nữa, cho nên dù muốn hay không , tốt nhất là cứ hấp thu bất cứ điều gì cso thể trong khi cậu có cơ hội. Hãy trở thành giống như tờ giấy thấm và thấm hết vào. Sau này, cậu có thể hình dung ra cái j nên giữ và cái gì nên trút bỏ.

Tôi làm theo như lời nó như trong hầu hết mọi trường hợp. Với bộ óc nhứ miếng bọt biển, tôi tập trung vào từng lời giảng để nó thấm vào trong đầu, hình dung ra ý nghĩa của nó và nhập tất cả vào bộ nhớ. Nhờ vậy, tôi hầu như khôngphải học ngoài giờ, mà bao giờ cũng xếp gần đầu bảng trong mọi kỳ thi.

P52:
Ta tự do rồi, tôi tự nhủ. Tôi nhắm mắt lại và cố suy nghĩ thật sâu, thật kỹ xem mình tự do đến mức nào, nhưng không sao nắm được đầy đủ ý nghĩa của điều đó. Tôi chỉ biết là mình hoàn toàn trơ trọi. Hoàn toàn một mình ở một nơi xa lạ, như một nhà thám hiểm đơn độc vừa mất cả la bàn lẫn bản đồ. Phải chăng tự do có nghĩa là thế? Tôi chẳng biết và tôi bỏ cuộc, thôi không nghĩ về điều đó nữa.

P61:
"Cơ mà lão đã già rồi, chả sống được bao lâu nữa. Cha mẹ chết cả rồi. Dù thông minh hay đần độn, dù biết đọc hay không biết đọc, dù có bóng hay không có bóng, một khi đến cõi thì ai cũng phải về đất thôi. Khi anh chết, người ta thiêu xác anh và bỏ tro vào một nơi gọi là Núi Quạ( Karasuyama). Núi Quạ ở quận Setagaya. Một khi anh bị chôn vào đó, chắc anh chẳng thể nghĩ gì nữa. Và nếu anh khôn nghĩ nữa thì chả còn gì mắc mớ nữa. Cho nên cứ như lão bây giờ chả tốt chán sao? Điều lão có thể làm trong khi còn sống là không bao giờ ra khỏi quận Nakano. Nhưng khi lão chết, lão sẽ phải đến núi Quạ. Đó là điều không thẻ tránh khỏi.”
“Dĩ nhiên, bác nghĩ thế nào là quyền của bác” Otsuka nói và lịa liếm bàn chân. "Tuy nhiên, bác cũng nên chiếu cố đến cái bóng của mình. Nó có thể hơi bị mặc cảm tự ti một chút, voíw tư cách là 1 cái bóng . Nếu tôi là một cái bóng, tôi ắt không muốn chỉ la fmoojt nửa của chính mình.”

P65.
Sakura:
“... bấy giờ mình mới nảy ra ý nghĩ là phải học một nghề gì đó, để rồi đây dù đi đến đâu cũng có thể kiếm được việc làm. Thế là mình bỏ trường trung học, chuyển sang một trường học nghề và trở thành thợ uốn tóc.” Cô nhếch mép, khẽ mỉm cười. "Cậu có thấy đó là một cách lành mạnh để tiếp cận sự đời không?”

P122
Tôi gật đầu.. “Em không biết gì về loại ấy, nhưng có thể anh nói đúng. Trong truyện, Sanshiro lớn lên, gặp những trở ngại, suy ngẫm sự đời, vượt qua khó khăn, phải không? Nhưng nhân vật chính trong người thợ mỏ thì khác. Anh ta chỉ nhìn sự việc xảy đến và chấp nhận tất. Thật ra , đôi khi anh ta cũng đưa ra ý kiến riêng, nhưng chẳng có gì sâu sắc lắm. Đằng này, anh ta chỉ nghiền ngẫm về cuộc tình của mình. Anh ta ra khỏi mỏ cũng gần giống như khi anh ta vào trong đó. Anh ta không hề ý thức rằng đo slà điều mà bản thân anh ta đã quyết định làm hoặc rằng anh ta đã có thể lựa chọn. Có vẻ như anh ta hoàn toàn bị động. Nhưng em nghĩ trong cuộc đời thực, người ta cũng thế. Không dễ gì để tự mình lựa chọn.”
“Cậu thấy mình giông giống nhân vật chính trong Người thợ mỏ không?”
Tôi lắc đầu. "Không, em không bao giờ nghĩ thế”
"Nhưng ngưoìw ta cần bấu víu vào một cái gì chứ” Oshima nói . "họ cần phải vậy để tồn tại. Cậu cũng làm thế mặc dù cậu không nhận ra. Như Goethe đã nói : tất thảy đều là ẩn dụ”


P129
"Phải tự rèn luyện mới tháy được giá trị của Schubert. Mình cũng thế, lần đầu nghe ông, mình tháy chán ốm. Cái đó là tự nhiên đói với lứa tuổi của cậu. Với thời gian, cậu sẽ vỡ dần ra. Người ta nhanh chóng mệt mỏi với những thứ không chán, thế nhưng lại không mệt mỏi với những gì mới đầu tưởng là chán. Nghĩ mà xem. Mình có thể rỗi hơi mà chán, nhưng không bao giờ mệt mỏi với những gì mình yêu thích. Phần đông người đời không phân biệt được hai cái đó.

P162
"Khi một cuộc chiến nổ ra, ngưòi ta buộc phải trở thành lính. Họ mang súng ra tiền tuyế và phải giêt snhững người lính ở bên kia. Giết càng nhiều càng tốt. Không ai cần biết anh có thích giết nguời khác hay không. Đó là việc anh phải làm, thế thôi. Bằng không anh sẽ là kẻ bị giết” Johnnie Walker chĩa ngón tay trỏ vào ngực Nakata. “Đòm!” y nói. "Lịch sử loài người tóm gọn trong một tiếng”

P164
"Không thể nhìn quá xa về phía trước. Nếu nhìn quá xa, anh sẽ bỏ lãng cái trước mắt và sẽ vấp. Xin lưu ý, tôi hông nói là chỉ nên tập trung vào những chi tiết trước mắt. Phải nhìn xa hơn cái trước mắt một chút, kẻo sẽ đâm sầm vào một cái gì. Phải theo đúng trình tự đồng thời để mắt tới những gì ơ rphía trước. Đó là điều cốt tử, bất kể anh làm việc gì.”

P167

"bác phải nhìn!” Johnnie Walker ra lệnh. “Đó lại là một quy tắc nữa của chúng tôi. Nhắm mắt lại cũng chẳng thay đổi được gì. Chẳng có gì biến đi chỉ vì anh không nhìn thấy những gì đang diễn ra. Trên thực tế , tình hình thậm chí sẽ còn xấu đi khi anh mở mắt trở lại. Chúng ta đang sống trong một thế giới như thế đó, bác Nakata ạ. Hãy mở to mắt ra. Chỉ có kẻ hèn nhát mới nhắm mắt lại. Nhắm mắt, bịt tai đâu có làm cho thời gian ngừng lại được.”

172
Thay vì ngốn thẳng một mạch đến hết, tôi thường đọc đi đọc lại những đoạn tôi nghĩ là quan trọng nhất kỳ cho đến khi thật hiểu để từ đó thu hoạch được một cái gì cụ thể. Từng tí một, đủ các loại kiến thức thẩm thấu vào óc tôi.

179
Oshima nói:
"Hạnh phúc thì chỉ có một loại, nhưng bất hạnh thì đến dưới mọi dạng mọi cỡ. Như Tolstoy đã nói: hạnh phục là ngụ ngôn, bất hạnh là chuyện đời.”

215
"Tôi thích những ngưoìw kỳ dị” ngưoìw lái xe nói “ những kngười coi bộ bình thường và sôgns một cuộc sống bình thường lại chính là những kẻ ta phải đề phòng”
227
Oshima nhìn sâu vào mắt tôi. "Nghe này Kafka. Những gì em đang trải qua đều là môtips của nhiều bi kịch Hy Lạp. Con ngươi ta không chọn số phận, mà số phận chọn con người. Đó là thế giới quan cơ bản của kịch Hy Lạp. Và chất bi kịch – theo Aristotle – mỉa mai thay, lại không bắt nguồn từ những nhược điểm của các nhân vật chính, mà từ nhưgnx phẩm chất tốt của họ. Em có hiểu anh muốn nói gì không? Người ta bị kéo sâu vào bi kịch không phải boỉw những khuyết điểm mà bởi những đức tính của mình. Vở Oedipus làm vua của Sophocles là một thí dụ lonws. Oedipus ngụp vào bi kịch không phải vì chàng lười biếng hay ngu ngốc, mà chính vì lòng dũng cảm và trung thực của chàng. Từ đó nảy ra một chất mỉa mai tất yếu.”

233
"Tất nhiên, đó chỉ là một giả thuyetes. Em biết thế. Em nghĩ chắc chẳng ai tin một điều ngớ ngẩn đến như vậy. Nhưng sinh thời, cha em thường nói không có phản chứng nhằm bác bỏ một lý thuyết, thì khoa học sẽ không bao giờ tiến bộ. Lý thuyết là một bãi chiến trường trong đầu. Đó là câu ưa thích của ông. Và ngay lúc này, em không thể nghĩa ra phản chứng nào bác bỏ giả thuyết của mình.”


304
Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ đằng sau bà. "cháu thaáy cây cối, bầu trời và những đám mây. Mấy con chim trên cành.”
"Không có gì bất bình thường. Phải không?”
"Vâng.”
"Nhưng nếu cháu biết ngày mai, có thể cháu sẽ không được thấy lại nhữung cái đó, mọi sự sẽ đột nhiên trở nên đặc biệt và quý giá, phải không?”

310

“Hiện tại thuần túy là một bước tiến không thể nắm bắt của quá khứ gặm nhấm tương lai. Thực ra, mọi cảm giác đã là ký ức.”

369
Ngả người trên chiếc ghế êm ái, mắt lim dim, chìm đắm trong tiếng nhạc, một số ý nghĩ chợt đến trong đầu gã – phần lớn là liên quan đến bản thân gã. Nhưng càng nghĩ về bản thân, gã càng thấy đời mình có vẻ thiếu thực chất. Gã bắt đầu cảm thấy mình như một thứ phụ tùng vô nghĩa.
Xưa nay, mình vốn là một fan cuồng nhiệt của Chunichi Dragons, nhưng rốt cục, đội này là cái gì đối với mình? Chẳng hạn, họ thắng đội Giants, thì điều đó có làm cho mình trở thành người tốt hơn không? Làm sao có thể thể được? Vậy thì việc quái gì mình cứ suốt ngày hao hức kích động như thể đó là một bộ phần nối dài của bản thân mình?

382
"Có biết bao điều không phải lỗi tại cậu. Cũng chẳng phải lỗi tại mình. Chẳng phải tại những tiên đoán hay những lời nguyền. Chẳng phải tại gen, cũng chẳng phải tại sự phi lý. Chẳng phải tại chủ nghĩa cấu trúc hay cuộc cách mạng công nghiệp thứ 3. Tất cả chúng ta đều sẽ chết và biến mất, nhưng đó là vì thế giới vốn dựa trên một chơ chế của hủy diệt và tiêu vong. Cuộc đời chúng ta chỉ là những cái bóng của cái nguyên lý chủ đạo ấy. Chẳng hạn như gió thổi. Đó có thể là một cơn gió mạnh, dữ dội hay một làn gió nhẹ. Nhưng rốt cuộc, mọi kiểu gió rồi cũng tắt và biến mất. Gió không có hình dạng. Nó chỉ là sự chuyển động của không khí. Cậu nên lắng nghe thật kỹ, rồi cậu sẽ hiểu ẩn dụ đó.”

408
"Một nhà soạn nhạc điếc cũng giống như một đầu bếp hỏng vị giác. Một con ếch mất màng chân. Một lái xe bị tước bằng lái. Ai ở trong hòan cảnh đó chẳng tuyệt vọng. Nhưng Beethoven không chị khuất phục. Tất nhiên lúc đầu, chắc ông cũng hơi suy sụp, nhưng ông không để cho bất hạnh quật ngã. Kiểu như Dô huầy! Sóng cả không ngã tay chèo! Dô huầy! Ấy mà. Ông càng sáng tác nhiều và làm nên những tác phẩm vượt trội hơn bất cứ những gì ông từng viết trước đó. Cháu thật sự khâm phục ông ta. Như bản tam tấu Archduke này – khi viết bản này , ông đã gần điếc, thật không thể tin nổi. “

505
“Đừng quên điều anh nói với chú em về lưỡi lê đấy” anh cao nói. "Khi chú em đâm lê vào kẻ địch, chú em phỉa vừa xoáy vừa rạch cho nát ruột nó ra. Nếu không, nó sẽ làm thế với chú em. Cái thế giới ngoài ấy nó là thế.”
"Nhưng không phải chỉ có vậy.” anh to con nói.
"tất nhiên” anh cao đáp và hắng giọng. “đấy là mình nói về cái mặt tối của sự vật thôi”
"cũng thật khó để phân biệt cái đúng với cái sai.” anh to con nói
"Nhưng đó lại chính là điều ta phải làm.” anh cao nói.
"có lẽ thế” anh to con nói.
"Còn một điều nữa” anh cao nói. "Một khi chú em rời khỏi đây, chớ có ngoái nhìn lại chừng nào chú em chưa tới đích. Khonog một lần ngoái nhìn lại.”
“Đừng bao giờ” anh to con nói.
“em hiểu” tôi nói với hai anh.

522
“Nếu có dịp, anh sẽ dạy em.” anh nói. "Tất nhiên là nếu em muốn học. Dọc bờ biển Kochi, sóng ngon lành và cánh lướt sóng không nhiều lắm. Lướt sóng là một môn thể thao có chiều sâu hơn người ta tưởng khi mới thoạt nhìn. Khi lướt sóng, ta học được điều này: đừng có đấu vơi sức mạnh của tự nhiên ngay cả nếu nó trở lên bạo liệt.”

526
"Mỗi một chúng ta đều mất một cái gì quý giá đối với mình” anh nói sau khi dứt chuông điện thoại. "mất những cơ hội, mất những khả năng, những tình cảm mà ta không bao giờ có lại. Đó là một phần của cuộc sống. Nhưng bên trong đầu chúng ta - ít nhất là theo cảm nghĩ của mình – có một chỗ nho nhỏ để lưư trữ ký ức về những cái đã mất đó. Một chỗ giống như những giá sách ở thử viện này. Và để hiểu cơ cấu vận hành của trái tim ta, phải tiếp tục soạn thêm những phiếu tham khảo mới. Thỉnh thoảng phải hút bụi, thông khí, thay nước cho các bình hoa. Nói cách khác, phải mãi mãi sống trong thư viện riêng tư của chính mình”

No comments: