Monday, November 30, 2009
Chỉ là giấc mơ \m/
Như dòng sông vẫn trôi
Trôi về nơi cuối trời
Phút giây chờ mong
Mong chờ nơi phố quen
THấy dáng em yêu kiều
Về từ nơi xa xôi
Và cơn gió khẽ rung trong tôi êm đềm
Tựa vầng trăng sag' soi đưa mây wa thềm
Lặng nhìn em thoang' wa nhưng sao không gọi nên lơi`
Gọi tên em vỡ cả những chiều mưa rơi
Long` thâm` mong bươc' đi bên em một ngay`
Được nhin` em hat' vu vơ câu xum vây`
Rôi` tư`đây dang' em luôn ở trong tôi
NGỡ như không con` xa xôi
Thê' nhưng ... chỉ la` giấc mơ
Khi thời gian chong' qua
Bao mộng mơ đã xa
Vẫn nuôi hoài mong
Mong chờ nơi phố quen
Thấy dáng em hao gầy
Về trong đêm mưa
Va` cơn giông sẽ tan trong tôi đêm ngay`
Tựa vầng trăng khuât' sau sương đêm dâng đầy
Lặng nhin` em thoang' qua nhưng sao không gọi nên lơi`
Gọi tên em vỡ cả những giọt sương rơi
Long` thâm` mong bươc' đi bên em một ngay`
Được nhin` em hat' vu vơ câu xum vây`
Rôi` tư`đây dang' em luôn ở trong tôi
NGỡ như không con` xa xôi
Thê' nhưng ... chỉ la` giấc mơ...
Minh` tôi vơi' nỗi ưu phiền
TRông về nơi xa
MƯa vẫn rơi bên em
Chợt tôi trông thấy nụ cười
Trong anh' mắt em..... oh oh ...
Long` thâm` mong bươc' đi bên em một ngay`
Được nhin` em hat' vu vơ câu xum vây`
Rôi` tư`đây dang' em luôn ở trong tôi
NGỡ như không con` xa xôi
Thê' nhưng ... chỉ la` giấc mơ...
Va` cơn giông sẽ tan trong tôi đêm ngay`
Tựa vầng trăng khuât' sau sương đêm dâng đầy
Lặng nhin` em thoang' qua nhưng sao không gọi nen lơi`
Gọi tên em vỡ cả những giọt sương rơi
Long` thâm` mong bươc' đi bên em một ngay`
Được nhin` em hat' vu vơ câu xum vây`
Rôi` tư`đây dang' em luôn ở trong tôi
Ngỡ như không con` xa xôi
Thê' nhưng ... chỉ là giấc mơ...
Thursday, November 19, 2009
Lại vòng vèo để vào FB
http://us.dongtaiwang.com/loc/download_en.php
chạy nó, nó ẩn dưới thanh Taskbar (gần đồng hồ ý), bấm chuột phải vào nó. Chọn Open Homepage. Sau đó nó mở ra trang dạng như đ/c sau:
http://127.0.0.1:8580/loc/phome.php?v=6.77&l=409
Tớ test thấy vào ngon lành cành đào rồi
Monday, November 16, 2009
Rock Việt Nam có không? (Bài cuối)
Phạm Hữu Phúc: Ca sĩ, chơi guitar và viết ca khúc, thành lập ban nhạc rock Hero in Danger (1999-2001), tham gia với tư cách ban nhạc thành viên RFC (Rock Fan Club) trực thuộc NVH Thanh Niên, hiện là kiến trúc sư và đang hoàn tất một album rock indie.
Rocker Tinna Tình |
Hồ Quang Hưng: ca sĩ, chơi guitar và viết ca khúc; cựu chủ nhiệm CLB RFC trực thuộc NVH Thanh Niên (1999- 2002).
Dương Thụ: nhạc sĩ.
Cùng nhiều khán giả là những người quan tâm tới nhạc rock ở TP.HCM.
Khán giả: Điều tôi thường băn khoăn là, rock xuất phát từ nước ngoài, chúng ta nghe hoài rồi chơi theo, vậy liệu có rock Việt hay sẽ chỉ là rock copy.
Phạm Hữu Phúc: Lúc đầu tôi chơi rock vì sở thích, thích rock vì rock làm mình cảm thấy ngất ngây, cảm xúc dâng trào và muốn hòa mình vào nó. Sau một thời gian cover bài nước ngoài, tôi nghĩ tại sao không tự làm bản nhạc của mình. Vấn đề nảy sinh khi sáng tác chính là nên copy theo rock nước ngoài hay làm những bản nhạc chỉ của mình? Vì thực tế, hầu hết những người thích rock đều chủ yếu nghe nhạc nước ngoài... Nhưng sau một thời gian tìm hiểu về cội nguồn của rock, mới thấy thật sự nên quên đi những tác động từ ngoài, hãy thật sự làm cái gì đó xuất phát từ cuộc sống, xã hội xung quanh mình, đang ảnh hưởng đến mình. Khi đó tôi mới viết được những bài hát của tôi sau này. Rock là tự do, buồn thì hát mình buồn, bực tức về vấn đề gì, mình hát mình bực tức. Nhưng rõ ràng quan niệm về âm nhạc ở Việt Nam vẫn có nhiều định kiến, trói buộc, do đó người làm nhạc rock không thể phát huy hết những gì mình suy nghĩ và muốn thể hiện. Nhiều khi cho một số bạn bè nghe nhạc của mình, người ta nói chắc nhạc của mình sẽ khó được phổ biến, nếu vậy thì “ngầm” còn hơn! Nếu hỏi Việt Nam có rock hay chưa thì tôi có thể nói là chưa bởi vì ở ta chưa có điều kiện đầy đủ cho rock sáng tạo đúng như nó cần - đơn giản vậy thôi.
Huỳnh Chí Viễn: Vấn đề được mổ xẻ lâu nay của rock thực chất là nội dung, rock nằm ở nội dung tư tưởng chứ không phải là cách thể hiện. Anh có thể cần một cây guitar thùng lên hát mà anh vẫn là rock. Anh có thể mang nguyên một ban đầu tóc thế này thế kia, xăm mình đủ thứ thì anh vẫn không là rock, anh chỉ là cái gì đó bắt chước rock thôi! Hiện tại, các ban nhạc theo hướng thể hiện phong cách rock chứ chưa phải là rock. Một bài rock thật sự hay mình nghe nổi gai ốc, từng lời ca thấm vào người mình như được uống rượu say... Còn nhiều ban rock ở ta hiện nay tôi không “cảm” được ban nào cả. Rock phải là cái gì mình cảm nhận thật sự bằng tâm hồn mình kia, còn sự gào thét chỉ là giải tỏa cái bức bối của mình thôi. Vấn đề ở đây là làm sao mình nói lên tiếng nói thật của mình, không phải tiếng nói giả tạo, không ngọng...
Khán giả: Tại sao nhạc rock Việt là như thế này, nói thẳng ra là bắt chước! Bởi vì nhạc rock xuất phát từ châu Âu và châu Mỹ, Việt Nam chỉ tiếp thu nó, nhưng không đưa tâm hồn con người Việt Nam vào mà chúng ta bê cái gọi là “underground”. Theo tôi chúng ta đang thực hiện những cái của người Mỹ, người châu Âu. Chúng ta là người châu Á thì làm sao giống người Mỹ được. Cái cốt của mình không bao giờ như vậy được, tại sao đi theo cái đó để chúng ta vô lối thoát, không làm gì được cho chúng ta. Con người châu Á rất là trầm, khép, thầm kín khác với phương Tây. Khi chúng ta thể hiện được tâm hồn mình thì chắc chắn sẽ thoát được và phát triển theo một đường lối riêng.
Huỳnh Chí Viễn: Bởi vì nói thẳng ra rock là một loại nhạc ngoại lai, không phải của người châu Á...
Hồ Quang Hưng: Có một điều quan trọng, nói nhạc rock là nhạc ngoại lai nhưng rock là một loại nhạc quốc tế, nó đã phá vỡ các biên giới rồi. Giống như nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác là tinh hoa của nhân loại, mình là con người, mình được tự hào về thành quả của con người và có quyền được thừa hưởng nó. Tôi muốn nói với các bạn là ranh giới văn hóa trong nhạc rock gần như bị xóa bỏ. Bởi vì người ta chỉ cần chung cái khát vọng của tự do thôi, người ta tìm đến nhạc rock.
Huỳnh Chí Viễn: Vấn đề là mình chưa nhận thức được điều đó và chưa phát huy được điều đó, chưa kết hợp chất của mình và chất của nó.
Dương Thụ: Tôi thấy âm nhạc cũng như là như toán học ấy mà, không thể nói toán học Việt Nam khác toán học Mỹ được - vô lý lắm. Một cộng một thì ở đâu cũng bằng hai thôi. Tất cả những kỹ thuật trong mọi lĩnh vực, người phát minh ra đầu tiên là người nước nào có thể quan trọng mà có thể cũng không quan trọng. Bây giờ chúng ta học tập, tiếp thu những cái đó sao có thể gọi là vọng ngoại . Chúng ta học của con người vì chúng ta là con người. Nhạc rock, về mặt cơ bản, về kỹ thuật, nó cũng kiểu như toán học, nó là tư duy, là cái chung của con người. Nên hiểu như thế. Nhưng âm nhạc lại gắn với con người văn hóa, con người tinh thần mà các xứ sở khác nhau thì con người văn hóa khác nhau, mỗi con người khác nhau thì tinh thần khác nhau cho nên hiển nhiên có màu sắc khác nhau. Đây là chuyện tự nhiên, muốn cũng không được, chẳng muốn cũng không được. Hiện nay, tại sao có người chê rằng rock Việt phần lớn chỉ là sự “copy”? Là copy bởi chúng ta chỉ mới bắt chước cái hình thức bên ngoài của rock, còn cái tinh thần thật sự bên trong thì không có, là vì chúng ta không có cái gì để nói cả, bởi thế người ta nói mình ngoại lai. Nói thế chẳng oan vì loại rock đó, “nội” rỗng tuếch, có gì đâu nên ngoại lai là phải. Rock Việt không có nghĩa phải có môtip dân ca, hoặc nói theo cách nói dân gian như Gạt Tàn Đầy chẳng hạn. Bạn là rocker, là người thành thị bạn có thể thích đủ thứ. Một trong những đặc điểm của văn minh đô thị là tính quốc tế và thái độ cởi mở trong cảm nhận văn hóa. Nếu bạn thích dân ca, thích những câu cải lương, bạn có thể đưa vào. Cũng như bạn có thể thích nhạc Campuchia, nhạc Ấn Độ, bạn đưa vào đâu có sai miễn là cái đó nó nói lên được cái điều bạn muốn và nó có con người bạn ở trong đó. Như anh Nguyễn Cường chẳng hạn, là dân tộc Kinh nhưng lại thích nhạc Tây Nguyên, anh “chế” ra một loại nhạc gọi là “rock Tây Nguyên” Tây Nguyên và ai cũng bảo là đậm đà bản sắc dân tộc. Vậy dân tộc ấy là dân tộc nào? Anh ấy tại sao gọi là dân tộc trong khi người khác viết thích thú với chất liệu âm nhạc không phải là của dân tộc mình lại bảo người ta ngoại lai. Cho nên tất cả cái đó chúng ta phải thông cảm.
Chỉ có điều còn có một số người làm văn hóa chưa hiểu điều này. Đó là một cản trở, nhưng cũng là cản trở tự nhiên. Mọi nhận thức phiến diện, lạc hậu với sự phát triển của xã hội và với thời gian cũng sẽ phải thay đổi thôi. Còn chuyện “ngầm” và chính thống nên được hiểu đúng. Cái đó rất là quan trọng. Xã hội phương Tây vẫn có “underground”, chứ không chỉ ở Việt Nam. Cái chính thống là cái được thừa nhận, còn nếu ngược lại cái đó thì anh không thể công khai, và có lẽ hiếm có nhà nước nào mà lại đi ủng hộ những cái chưa được thừa nhận. Tôi thấy đó cũng là điều bình thường. Bởi vì nhà nước cần sự ổn định, nhà nước nào cũng thế. Nước ta còn nghèo và kém phát triển nên cái sự văn minh không thể nào sánh được với thế giới nên các bạn chơi nhạc rock sẽ gặp khó khăn gấp bội phần. Nhưng chính vì thế mà tôi hy vọng dần dà chúng ta sẽ có rock thật sự. Một xã hội lành mạnh bao giờ cũng có ngầm và có sự phản biện. Mà đã ngầm thì đừng bao giờ mơ tưởng mình sẽ nổi lên như một giá trị chính thống. Nên hiểu điều đó và không nên hy vọng nhiều vào tiếng vỗ tay của công luận, của báo chí nói chung với nhạc rock, và việc rock bị bắt bẻ cũng là đương nhiên. Đã muốn ăn món có ớt thì phải chịu được cay chứ... Tất cả các bạn sinh ra trong một xã hội mới, tư duy khác, ăn uống khác, yêu khác, rất nhiều thứ khác mà thế hệ tôi hoặc dưới một ít lại không sinh ra trong cái điều kiện như các bạn, nên không phải ai cũng hiểu được các bạn. Nếu băn khoăn quá nhiều vào những chuyện đương nhiên như thế này, bạn sẽ khó có thể làm việc và chắc sẽ đi vào con đường bế tắc. Âm nhạc là hành động chứ không phải lý thuyết, nó cần được sáng tạo ra mỗi ngày chứ không phải là để suy ngẫm mỗi ngày.
Huỳnh Chí Viễn: Sự hiểu của những người gọi là rock fan ở Việt Nam kỳ cục lắm. Rock là phải gào thét nên nếu có một anh cầm guitar thùng lên và nhận tôi là rock thì đám đông sẽ phản ứng như thế nào, anh không phải là rock. Rock phải là cái anh lên gào kìa. Đó là phần nhận thức làm hẹp thị trường nhạc rock của mình... Thị hiếu làm bó buộc vào một dạng của rock, chứ không phải toàn bộ rock, thành ra rock của ta nếu có thì cũng rất đơn điệu. Muốn đa dạng để có rock thật sự cần phải giáo dục thẩm mỹ, nhận thức cho khán giả về rock...
Hồ Quang Hưng: Nếu thị trường bó hẹp mình thì Rocker chiến đấu một mình để thể hiện tiếng nói riêng của mình.
Trở lại vấn đề Việt Nam có rock hay không, nếu nhìn vào lịch sử phát triển của nhạc rock thì thấy nó biến đổi từ danh từ thành tính từ. Hồi xưa nói rock, nó là thể loại âm nhạc, về sau nói rock, he‘s rock , She‘s Rock. Nó không là âm nhạc nữa, mà đạo diễn phim cũng nói: “Thằng này rock lắm. Thằng kia rock”. Nó có phải trở thành tính cách không, thí dụ nói cô này dịu dàng, anh này ga lăng, anh này rock, thì rock đâu còn là một định nghĩa mang tính thể loại mà nó là tính cách của người ta, là một lối sống, một văn hóa rồi. Theo tôi, ở thập niên 1960, nhạc rock biến từ danh từ trở thành tính từ. Đó là thời kỳ người phương Tây hướng về phương Đông. Người dân Mỹ tưởng rằng họ được tự do, họ được tham gia vào chính trị đất nước, nhưng đỉnh điểm mà người Mỹ cảm thấy mình bị lừa dối là cái chết của John. F. Kennedy. Giới trẻ Mỹ từ năm 1963 đến 1969 là thời kỳ nổi loạn, sinh viên không để tóc ngắn nữa, không tin vào những gì khuôn mẫu nữa. Nó bùng nổ. Khi đó, giá trị phương Đông là những giá trị nổi bật, hoặc là những giá-trị-của-người - người Mỹ gọi là Native American. Khi đó, giới trẻ da trắng hướng về những giá trị tự nhiên. Sách mà bán chạy là sách của Lão tử và của Phật và sách của trào lưu hiện sinh. Và ban nhạc hàng đầu thời kỳ đó là những ban trải nghiệm những tính chất gần như tự vấn. The Door đi vào sa mạc, theo tiếng gọi của người da đỏ ở sa mạc. Còn The Beatles đi sang Ấn Độ tìm niềm tin mới vào cuộc sống. The Who làm rock opera từ việc trải nghiệm học thiền và yoga với các vị đạo sĩ người Ấn Độ... Tất cả họ hướng về cội nguồn phương Đông của chúng ta đây. Rock cuối cùng thật ra là một tiếng kêu đau đớn. Mình không nhất thiết phải mô tả tiếng kêu đó nếu mình không bị đau. Cách giải tỏa nỗi đau, hướng về sự bình ổn, nội tâm nhiều hơn, nhạc rock mà tinh tế hơn. Một điều đặc biệt nữa, nhạc rock toàn người da trắng hát trong khi người da đen mới phát minh ra rock - đó là cách tìm tự do theo kiểu da trắng. Còn da đen là họ thích dùng nhạc R & B, nhạc Rap hơn để phản biện. Vấn đề vươn đến tự do là nhạc rock nhưng cách thể hiện ra bên ngoài là tùy mỗi cá nhân.
Người da vàng mình thì cách nào? Da vàng, người Việt Nam mình có cái hay là sự tổng hòa. Văn hóa người Việt Nam là sự giao lưu, hội nhập và tổng hợp thành cái hay. Ví dụ; Đạo Phật vào Việt Nam tổng hợp thành tam giáo đồng quy. Đạo Lão, đạo Khổng, đạo Phật vào đây thành một. Đạo Phật sinh ra Phật Bà. Nền văn hóa phía Nam Trung Quốc, phía Bắc Việt Nam - nền văn hóa nó mang tính dung hòa, mình chấp nhận những cái hay, loại bỏ những cái dở, không cực đoan.
Những người da vàng có “năng khiếu về tâm linh” - chính dân da trắng nhận xét vậy. Và dòng nhạc rock chuyển biến từ danh từ sang tính từ là giai đoạn người ta đang chuyển sang tâm linh. Nếu như mình thực sự muốn hướng đến tự do thì mình đã có sẵn trong bản chất của mỗi người Việt Nam - khuynh hướng khát khao tự do rồi. Chỉ cần mình giải tỏa những khúc mắc thực ra chỉ là cái “xác” của rock như rock là gì, hình thành như thế nào v.v... thoải mái cầm cây đàn, thoải mái bỏ qua nỗi lo cơm áo gạo tiền thì chắc chắn mình sẽ có âm nhạc của mình và nó là rock. Không nhất thiết phải gào thét, không nhất thiết phải như người da đen, không nhất thiết phải như người da trắng. Mình thừa hưởng tinh hoa của nhân loại và mình phát triển nó bằng cách của mình.
Dương Thụ: Cho nên con đường tích cực nhất là chúng ta đừng bao giờ mơ tưởng những chuyện dễ dàng, mà phải làm. Viết cái gì, hát cái gì, hãy làm đi rồi cuộc sống sẽ cho bạn biết có phải là rock hay không. Chúng ta cần phải sống thật và chấp nhận cái số phận không thể khác của rock thì mới thật là rock. Chúng ta hãy làm cho Việt Nam có nhạc rock, như một số bạn đang ngồi đây, nhiều bạn sáng tác, đáng lẽ tôi mời theo nhiều người nữa, tôi muốn nhiều người hát những cái của mình, những cái thật sự là nội tâm của mình, để chúng ta thấy rock từ bên trong, rock có thật. Sáng tác như thế của các bạn mới chính là mầm mống rock, chứ đừng nhìn vào phong trào, vào các ban nhạc đang chơi một thứ nhạc rock copy.
Tiêu chuẩn duy nhất của rock là thật, thật đến cùng, thật đến có thể cởi áo, phanh ngực để thấy mình là thật, đấy mới là rock. Chứ không có che đậy, không giấu giếm, không có đóng vai trò để người ta hiểu ngầm, không có ẩn dụ gì xa xôi cả. Rock là “toạc móng heo” ra, là thẳng thắn.
Rock là âm nhạc, không phải chỉ của tuổi trẻ. Nó rất là sâu sắc, tôi đã nghe và xem được những video-clip của Pink Floy, Metallica, sâu sắc kinh khủng.. Nhưng họ không phải là nhà triết học. Họ không bao giờ làm triết cả nhưng những suy tư của họ cao ở mức giống như là triết học. Triết học nằm trong chính cái suy nghĩ con người về đời sống chứ không nằm ở sự rao giảng của anh về đời sống. Sự rao giảng về triết là của mấy ông triết gia, còn chúng ta làm nghệ thuật chúng ta không có cái đó.
Thanh Hà - Ngọc Hương (ghi)
Tuesday, November 10, 2009
Truyền hình âm nhạc - Đường gần hóa xa (Bài 1): MTV và phần còn lại của thế giới
Truyền hình âm nhạc: Đường gần hóa xa Có một nghịch lý diễn ra từ nhiều năm nay trên các chương trình giải trí truyền hình ở Việt Nam: mặc dù CA NHẠC là chương trình phát sóng nhiều nhất nhưng để có một kênh truyền hình ca nhạc, một MTV Việt Nam, để “hòa mạng” với thị trường MTV khu vực và thế giới, thì cả chục năm qua vẫn cứ là “thì tương lai mịt mùng”, mà lâu lâu, để cho “đỡ buồn” lại có mấy thông tin “giật mình” kiểu ca sĩ A., nhóm hát B. chuẩn bị “tấn công MTV châu Á”! Tại sao lại MTV? Có nhất thiết phải MTV? Và nếu không phải MTV thì một kênh âm nhạc Việt Nam nào đủ sức thu hút sự quan tâm của những người yêu nhạc và là bệ phóng cho những sản phẩm âm nhạc Việt Nam cho thị trường trong nước cũng như thị trường khu vực và quốc tế?
|
(TT&VH Cuối tuần) - Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc, nếu phương tiện giải trí chính của bạn là truyền hình, thì chắc hẳn những cái tên MTV, VH1, Channel [V] không hề xa lạ đối với bạn. Bài viết này, sẽ giới thiệu những nét đặc sắc của các “tay chơi” có tiếng trong thị trường truyền hình âm nhạc thế giới.
MTV - ngôi sao được sinh ra
MTV (viết tắt của Music Television - Truyền hình âm nhạc) là một trong những kênh truyền hình âm nhạc danh tiếng nhất. Ra mắt khán giả Mỹ vào ngày 1/8/1981, MTV gây sốc với đoạn clip giới thiệu có cảnh phi hành gia cắm cờ mang logo của kênh trên mặt trăng. Quả thật, MTV đã tiên phong trong lĩnh vực truyền hình âm nhạc. Video clip ca nhạc đầu tiên, được phát: Video Killed The Radio Star (tạm dịch: Video giết chết ngôi sao radio), rõ ràng, là một dự đoán cho việc MTV sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành công nghiệp âm nhạc.
Là bước đột phá của truyền hình, MTV ra đời sau những nghiên cứu kỹ lưỡng của công ty chuyên cung cấp dịch vụ giải trí WASEC. Đối tượng khán giả hướng đến của MTV là giới trẻ. Chìa khóa thành công của MTV chính là nguồn chương trình phong phú, trẻ trung, sáng tạo. Thậm chí, có những lúc, các hãng đĩa còn cung cấp miễn phí video clip ca nhạc, với hy vọng MTV sẽ quảng bá tốt cho thương hiệu và nghệ sĩ của họ.
MTV vỡ lòng
Phương thức trình bày của MTV thời kỳ đầu: video clip này nối đuôi video clip khác, trong một dòng chảy liên tục, khác hẳn với hình thức các chương trình truyền hình được tách biệt rạch ròi, ở những kênh khác. Độ lặp đi lặp lại của các clip, theo lịch xoay vòng, chia làm ba cấp: nhẹ, vừa và nặng, tùy theo độ “hot” hay mong muốn quảng bá của nhà sản xuất.
Hình thức này, thật ra, giống như chương trình Top 40 trên sóng radio. Thế nhưng, thế mạnh của MTV là phong cách hình ảnh. Phần hình ảnh, nhắm vào thị giác của khán giả, để làm tăng tính hiệu quả của phần âm thanh, thường đã có sẵn từ phòng thu. Nói một cách khác, chiến thuật ở đây là: ấn tượng thị giác sẽ bổ sung cho cảm nhận của thính giác.
Với chiến thuật đúng đắn, chẳng bấy lâu sau, MTV đã có đủ quyền lực để giúp ca sĩ, ban nhạc, bứt phá mạnh mẽ trên thị trường, hệt như điều mà radio làm được sau hàng mấy thập niên.
MTV đột phá
Điểm đột phá của MTV chính là ở phần kịch bản và khâu dàn dựng.
Đầu tiên, việc lồng một câu chuyện trong đoạn video clip rõ ràng đã nâng sức cuốn hút khán giả lên nhiều lần. Câu chuyện có thể tái hiện những gì lời bài hát truyền tải, cũng có thể dựa vào cảm xúc mà âm nhạc mang đến, từ đó dựng nên cuộc phiêu lưu với những hình ảnh và kỹ xảo độc đáo. Ví dụ như Sledgehammer của Peter Gabriel, sử dụng kỹ thuật hoạt hình dừng-động gây ấn tượng thị giác mạnh.
MTV thật sự trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm clip ca nhạc gieo lên đó những ý tưởng độc nhất vô nhị. Có thể kể đến những clip được đạo diễn bởi Spike Jonze, Michel Gondry và Chris Cunningham.
Bên cạnh đó, những nhà làm clip cho MTV còn mời diễn viên/người mẫu chuyên nghiệp để tăng chất lượng diễn xuất và độ thu hút khán giả. Chẳng hạn, Aerosmith mời Liv Tyler cho vai nữ sinh trong Crazy hay Fat Boy Slim mời Christopher Walken, nam diễn viên từng thắng giải Oscar, cho video clip Weapon of choice.
Biên đạo cũng là một phần quan trọng trong những clip ca nhạc của MTV. Không ai có thể quên được điệu nhảy Thriller đầy ma lực của Michael Jackson được phổ biến nhờ bệ phóng MTV. Hay một Paula Abdul có khả năng tự biên đạo cho mình cũng khó nổi tiếng nếu không nhờ MTV quảng bá.
Sự kết hợp giữa kịch bản sáng tạo, kỹ thuật dựng hình và dàn dựng độc đáo hội tụ thành điều kiện hoàn hảo để MTV trở thành nơi cung cấp những sản phẩm văn hóa có ảnh hưởng trên diện rộng. Một trong những minh chứng là trường hợp của ban nhạc Duran Duran. Ban nhạc Anh quốc này, không được các đài phát thanh chấp nhận. Họ liền tiếp cận MTV bằng những video clip minh họa hấp dẫn. Sự xuất hiện của Duran Duran trên MTV ngay lập tức tăng đột biến số lượng fan hâm mộ.
Tranh cãi và cải cách
Nhiều nhà phê bình cho rằng những đoạn video clip của MTV thời kỳ đầu, mang đầy tính phá cách, có thể được xem như những tác phẩm nghệ thuật đích thực. Tuy nhiên, những “tác phẩm nghệ thuật ngoài khuôn khổ” khiến cho gia đình MTV luôn sôi sục với những cuộc tranh cãi, nhất là các trường hợp xoay quanh hình ảnh liên quan đến bạo lực và tình dục.
Một số clip quá gợi cảm, đã bị đẩy giờ phát quá 12h khuya, chẳng hạn If I Could Turn Back Time của Cher hay Baby Got Back của Sir Mix-a-Lot. Một số clip khác bị cấm chiếu, như 18 and life của Skid Row hay Erotica của Madonna.
Dù không thể làm hài lòng tất cả người xem, nhưng MTV luôn tìm những hướng đi khác nhau để tự làm mới mình. Thật vậy, trong quá trình phát triển, MTV đã có 2 lần cải cách lớn. Lần đầu tiên, vào năm 1983, khi MTV bắt đầu phủ sóng cả bờ Đông lẫn bờ Tây nước Mỹ. Lần thứ hai, vào năm 1986, khi số lượng người xem sụt giảm nghiêm trọng, có thể một phần là do chiến thuật thu hẹp phạm vi âm nhạc. Cuộc cải cách lần hai đánh dấu sự ra đi của tổng giám đốc điều hành Robert Pittman và sự ra đời của MTV châu Âu.
Bản địa và đa dạng hóa
Việc mở rộng thị trường sang cựu lục địa cho phép MTV thâu tóm thêm một lượng khán giả hùng hậu. Mặt khác, cũng tạo sàn diễn danh tiếng cho các ca sĩ, ban nhạc châu Âu. Myslovitz của Ba Lan, AB4 của Rumani, Tiesto của Hà Lan, các ngôi sao của MTV châu Âu đều là những nghệ sĩ nổi tiếng tại quê nhà.
Chiến thuật bản địa hóa giúp MTV châu Âu luôn đi trước đối thủ một bước. Từ một kênh truyền hình chỉ sử dụng tiếng Anh, MTV Châu Âu phát triển thành hệ thống 35 kênh có ngôn ngữ khác nhau, đáp ứng nhu cầu của hơn 113 triệu thuê bao, phủ khắp Châu Âu.
“Một VJ (video jokey - người giới thiệu các video clip) gốc Bắc Âu, giới thiệu về âm nhạc Ý cho những khán giả Đức - thật là thú vị phải không?” - Brent Hansen, người đứng đầu MTV Châu Âu, hình tượng hóa một cách hóm hỉnh về tính địa phương hóa cao của kênh. “Thay vì đánh trực diện bằng những gì có trong tay, chúng tôi tìm cách len lỏi vào những thị trường khác nhau để tìm cách đáp ứng những nhu cầu cụ thể của thị trường đó!” - Brent Hansen nói thêm.
Tiếp nối thành công của MTV châu Âu là sự ra mắt của MTV châu Á năm 1991 và MTV châu Mỹ Latin năm 1993. Những hệ thống MTV bản địa này có đội ngũ VJ riêng và “thực đơn” âm nhạc cũng được thiết kế phù hợp với từng quốc gia.
Một điều đáng nói, là các kênh MTV dần đi xa khỏi hình thức “chỉ phát video clip ca nhạc” thuở ban đầu. Các chương trình giới thiệu clip ca nhạc trên kênh phân hóa và phát triển thành những sô truyền hình hẳn hoi. Sự ra đời của một loạt sô truyền hình thực tế được đón nhận nồng nhiệt như Jackass, The Osbournes, hay Pimp My Ride... chứng tỏ MTV luôn biết cách bắt nhịp với nhu cầu của khán giả.
MTV còn lấn sang cả những lĩnh vực giải trí khác. Phim ảnh thì có những tác phẩm tự sản xuất như Crossroads hay Super Sweet 16: The Movie. Game show thì MTV châu Âu đang nắm giữ 50% cổ phần của kênh truyền hình Game One, Pháp. MTV Quốc tế cũng có trong tay bản hợp đồng lên đến 70 triệu euro với Motorola về cung cấp nội dung giải trí trên điện thoại di động.
MTV là một đại gia đình với nhiều sản phẩm âm nhạc, giải trí, mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, trên thị trường, ngoài MTV, còn có các hệ thống kênh truyền hình âm nhạc khác được sinh ra để phục vụ cho bộ phận khán giả mà MTV chưa thỏa mãn được.
VH1 - mở rộng đối tượng khán giả
VH1, từng được biết đến với cái tên VH- 1: Video Hits One từ năm 1985 đến 1994, rồi không có dấu gạch ngang ở giữa, từ 1994 đến nay, là kênh truyền hình về âm nhạc của Mỹ, có trụ sở tại New York.
VH1 ra đời ngày 1/1/1985, tại địa điểm mà không lâu trước đó người ta chứng kiến sự lụi tàn của kênh Truyền hình cáp Âm nhạc, thuộc Turner Broadcasting. Mục tiêu ban đầu của kênh là tận dụng những thành công mà MTV đã đạt được để phát triển tiếp thị trường truyền hình âm nhạc. VH1 cũng phát những video clip ca nhạc, nhưng hướng tới độ tuổi trưởng thành hơn. Gu âm nhạc của VH1 thời kỳ đầu cũng đằm hơn. Những nghệ sĩ được ưa chuộng, bao gồm: Carly Simon, Tina Turner, Elton John, Sting, Donna Summer, Kenny G, và Anita Baker.
Sau việc sụt giảm số lượng người xem vào đầu những năm 90, VH1 đổi chiến thuật, đi theo dấu chân của MTV: chuyển sự tập trung từ video clip ca nhạc đơn thuần sang những sô truyền hình liên quan đến âm nhạc. Ngoài ra, VH1 còn mở rộng các thể loại âm nhạc phát trên kênh: bổ sung nhiều bài hát mang chất rap và rock. Nói cách khác, những cải tiến của VH1 mang đến những mùi vị đậm đà và hợp thời hơn.
Đến năm 2003, VH1 tiếp tục lột xác, đổi logo thành hình dạng khối hộp như bây giờ, với mong muốn thể hiện các mặt khác nhau của âm nhạc. VH1 đầu tư vào những chương trình mang tính khám phá thế giới giải trí, như Behind The Music - tìm hiểu cuộc sống của những ca sĩ đang đứng trong bảng xếp hạng, hay Celebreality - một cách chơi chữ, là sự kết hợp giữa Celebrity - những người nổi tiếng và TV reality - truyền hình thực tế.
VH1 đặc biệt nổi tiếng với sê-ri I Love the..., trong đó các nghệ sĩ thành danh sẽ thảo luận về những dấu ấn văn hóa trong âm nhạc, trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, I Love the ’70s xoay quanh những ban nhạc nổi tiếng thời thập niên 70, như The Jackson 5, Black Sabbath, The Carpenters... cùng những sự kiện âm nhạc không thể bỏ qua như sự tan vỡ của nhóm The Beatles. Sê-ri này được đánh giá cao vì tính quý giá về mặt thông tin, cũng như tính giải trí, khi được nghe lại và nhìn lại một thời vàng son.
Cũng giống như MTV, giờ đây VH1 trở thành một hệ thống truyền hình giải trí đa thể loại, có độ phủ từ châu Á sang châu Âu, đến châu Mỹ Latin.
Channel [V] - khẩu vị Á châu
Channel [V] được thành lập sau khi MTV châu Á tách khỏi hệ thống Star TV. Những nhà quản lý hệ thống Star TV cho rằng: cần có một kênh âm nhạc lấp vào khoảng trống mà MTV châu Á để lại.
Có trụ sở chính tại Hong Kong, Channel [V], rõ ràng, có thế mạnh về vị trí - nằm ngay tại cái nôi của Canto-pop - dòng nhạc dễ nghe, dễ hát, nhiều cảm xúc, khởi xướng bởi các ca sĩ Hong Kong. Sự ra đời của Channel [V] vào năm 1994 đáp ứng nhu cầu của những người yêu âm nhạc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là giai đoạn mà Tứ Đại Thiên Vương của Hong Kong làm mưa làm gió trên thị trường.
Khu vực Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc, được công nhận là nơi phát sinh ra những trào lưu văn hóa gây ảnh hưởng đến những khu vực khác. Channel [V] có đóng góp không nhỏ trong công cuộc xuất khẩu văn hóa này. Năm 2005, Channel [V] Đài Loan, sản xuất chương trình Wo Ai Hei Se Hui – một sô truyền hình tìm kiếm tài năng âm nhạc. Chương trình này đã thu hút lượng khán giả khổng lồ, cao kỷ lục, tính từ lúc mới thành lập kênh. Bên cạnh đó, là số lượng đông đảo các thiếu nữ trẻ đăng ký tham gia. Trang web chính thức của Wo Ai Hei Se Hui có lượt truy cập lên đến một triệu mỗi ngày. Da Ya, nhân vật chủ chốt của chương trình, trở thành VJ “hot” của kênh Channel [V].
Channel [V] cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Giai đoạn từ 2002 đến 2008, toàn bộ hệ thống của kênh phải chuyển sang Malaysia để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, sau đó, Channel [V] lại trở về Hong Kong vào năm 2008.
Có mặt ở thị trường Trung Quốc, Ấn độ và Indonesia - những nước đông dân nhất thế giới, hiện giờ, Channel [V], thậm chí có lượng khán giả nhỉnh hơn cả MTV châu Á.
Vậy đó, với “phần còn lại của thế giới” không ngừng phát triển, MTV đang mất dần vị trí độc tôn.
Rock Việt Nam có không? (Bài 1): Rock đã chết?
Có lẽ không có thể loại âm nhạc nào gây ra nhiều tranh luận trên thế giới và cả Việt Nam như rock - một cái tên tưởng chừng rất đơn giản và dễ hiểu! Ban nhạc Microwave Bởi rock không đơn thuần là một thể loại âm nhạc, nó còn là một thế giới tinh thần, một văn hóa.
|
(TT&VH Cuối tuần) - Rock is dead, đó là tên single CD phát hành năm 1999 của Marilyn Manson, một trong những tay chơi Industrial Rock quái dị nhất thế giới. Xuất hiện trong bộ phim bom tấn The Matrix phát hành cùng năm, Rock is dead tạo tiếng vang lớn và thông điệp “rock đã chết” lan truyền đi rất nhanh, gây chấn động làng nhạc rock thế giới.
Sốc, nhưng không mới, vì trong suốt chiều dài phát triển của rock, cứ khoảng mười năm, vấn đề “sống còn ” này được đặt ra một lần. Để sau đó, lịch sử lại điềm nhiên sang trang với sự xuất hiện của những “vị cứu tinh” và cả những “tội đồ”. 2009 là thời điểm khá thú vị để ngẫm lại lời “sấm truyền” của “nhà tiên tri” Marilyn Manson.
Trong một thập niên qua (1999-2009), rock đã phá vỡ những giới hạn cả về ý tưởng lẫn hình thức thể hiện, phát triển mạnh từ một loại hình âm nhạc “ngầm” mang nặng tính cá nhân, thành một loại hình âm nhạc thời thượng và trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Điều đáng chú ý là mặc dù phát triển mạnh như vậy, nhưng giữa một rừng “măng non” chen nhau mọc, sự trở lại của đám “tre già huyền thoại” như Rolling Stones, AC DC... vẫn chiếm lĩnh những đỉnh cao mà khó có “măng” nào vươn tới được.
Một thập niên không ngừng phát triển, “tội đồ” có lẽ cũng đã nhiều, nhưng ngôi vị “cứu tinh” thì hình như vẫn còn đang chờ “minh chủ”.
Phải chăng lời “sấm truyền” đã ứng ngiệm?
Phải chăng rock đã chết hay đang trong cơn vật vã cuối cùng của mình?
Marilyn Manson (giữa)
Tìm lời đáp từ lịch sử
Rock được sinh ra ở Mỹ từ giữa thập niên 1950, một đứa trẻ lai xinh đẹp giữa ông bố da đen R’n’B ( rhythm and blues) và bà mẹ “nhà quê” (country) da trắng. Rock đã sớm chứng tỏ được sức sống mãnh liệt tiềm ẩn của mình khi không ngừng biến đổi qua những hình thái khác nhau, từ Rock’n’ Roll ở thập niên 1950 cho đến soul ở đầu những năm 1960.
Trong kỷ nguyên âm nhạc Motown, rock như một mảnh đất màu mỡ được cày xới kỹ càng, chỉ đợi đến giữa thập niên 1960 - khi những hạt giống nổi loạn của những “kẻ xâm lăng” người Anh gieo xuống, thì bùng phát dữ dội thành cả một khu rừng rực rỡ đầy màu sắc.
Sau giai đoạn bùng nổ mãnh liệt, đến đầu thập niên 1970, rock lần đầu tiên đối mặt với “cái chết được báo trước” của chính mình, khi “chủ soái” của “đoàn quân xâm lăng người Anh”: The Beatles gục ngãtuyên bố tan rã, và tiếp theo sau là một loạt những cái chết đầy bi kịch cùng ở tuổi 27 định mệnh của những trụ cột hàng đầu : Jimi Hendrix, Janis Joplin và Jim Morrison.
Ngôi nhà rock chao đảo, nhưng với sự chống đỡ của các “cựu binh”: John Lennon, Paul Mc Cartney, Bob Dylan... và sự xuất hiện của những “cứu tinh” trẻ tuổi như: Bruce Springsteen, Billy Joel, Linda Ronstadt..., rock kéo dài được sự rực rỡ của mình cho đến cuối thập niên 70.
Đối với nhiều người, âm nhạc đích thực là âm nhạc của thập niên 1960 và 1970 - người ta gọi nó là kỷ nguyên vàng của nền âm nhạc thế giới. Rock cũng không ngoại lệ, với nhiều người, rock “nguyên chất” có lẽ đã chết, chết theo kỷ nguyên vàng của âm nhạc.
The Beatles
“Nguyên chất” hay “tạp chất”, đúng hay sai... còn phải bàn. Nhưng thời gian thì cứ trôi và lịch sử nhạc rock sang trang với một người hùng mới. “Vị cứu tinh” và đồng thời là “chủ soái” cuộc “xâm lăng của người Anh” vào Mỹ lần thứ hai: Sting và nhóm The Police, xuất hiện vào đầu thập niên 1980. Một “vị cứu tinh” hoàn toàn không thể chối cãi cả về tài năng, sức sáng tạo và tư tưởng.
Trong thập niên 1980 đã xuất hiện nhiều thể loại rock mới mang tính lai tạo và thử nghiệm như funk rock, reggae, punk... và đặc biệt là heavy metal. Được đánh giá như một “sự hứng thú được làm mới lại” của giới trẻ, Heavy Metal phát triển mạnh và phân thành nhiều nhánh khác nhau (glam, thrash,...). Sự đột phá “đến tận cùng những giới hạn” của metal và những lối mòn tư tưởng trong âm nhạc đã đặt rock, một lần nữa đối mặt với sự sụp đổ của chính mình vào cuối thập niên 80.
Như một vận động viên dẻo dai và giàu kinh nghiệm, rock vươn mình vượt qua chướng ngại vật trên đường chạy lịch sử, với sự xuất hiện một người hùng trẻ tuổi vào đầu thập niên 90: Kurt Cobain và nhóm Nirvana.
Điều hay là cứu tinh thường xuất hiện lúc ngặt nghèo, nhưng có lẽ vòng quay lịch sử không phải lúc nào cũng theo một đường tròn khép kín. Kurt Cobain, mặc dù được thừa nhận bởi một số đông như “vị cứu tinh”, nhưng đồng thời cũng bị “hắt hủi” bởi một số đông không kém khác, như một “tội đồ” của rock. Chỉ có một sự thật mà cả hai “số đông” kia đều phải gật đầu đồng thuận, đó là : Kurt đã khai thông một dòng chảy mới. Dòng chảy mang tên alternative, mà ảnh hưởng của nó đến giới trẻ mãnh liệt không kém bất kỳ dòng chảy nào trước đó của rock.
Alternative phát triển mạnh mẽ thành cả một trào lưu khoảng đầu thập niên 90, và sau cái chết của Kurt Cobain năm 1994 - cũng lại ở tuổi 27 định mệnh, nó trở nên âm ỉ cho đến tận bây giờ.
Theo dòng lịch sử, rock đã nhiều phen thay hình đổi dạng - như ở những thập niên 1950, 1960, sau đó được xem như đã chết, rồi lại bất ngờ hồi sinh - như ở những thập niên 1970, 1980. Có thể thấy, lịch sử luôn có những nút thắt - mở thú vị và đầy bất ngờ.
Vậy còn lời “sấm truyền”: “Rock đã chết!” vào cuối thập niên 1990 của Marilyn Manson? Quả thật nó làm cho những kẻ yêu rock hoang mang, vì đã qua một thập niên, anh tài cũng có nhiều, nhưng “cứu tinh” thì chưa thấy - kể cả những “cứu tinh -tội đồ” như Kurt cũng chưa xuất đầu lộ diện.
Có thể phải kiên nhẫn chờ đợi. Vì biết đâu vòng quay lịch sử quay chậm lại một nhịp, “vị cứu tinh” sẽ đến vào năm 2010. Vì biết đâu khi hội đủ điều kiện lịch sử, sẽ lại có một cuộc “xâm lăng âm nhạc” lần thứ ba của người Anh - hoặc một dân tộc nào khác - vào Mỹ.
Hay cũng rất có thể, rock đã chết thật rồi.
Chết hay là sự thoát xác?
Nếu có một ngày mà rock phải chết, thử tưởng tượng ngày đó thế giới sẽ ra sao?
Không quần jeans tả tơi. Không tóc dài bù xù. Không xe phân khối lớn mang trên yên sau những cô nàng xinh đẹp với cặp chân dài để trần và ánh nhìn hoang dại. Không rượu. Không thuốc. Không cả những “acid trip” thâu đêm. Rock nằm ngay ngắn trong cỗ quan tài ghép từ mảnh vỡ của những bộ trống quá khổ, chầm chậm diễu hành trong nhạc khúc tiễn đưa ủy mị thiếu vắng tiếng gầm rú của guitar điện. Và lẫn trong đám đông tiếc nuối, không thiếu những tiếng thở phào nhẹ nhõm. Thế là xong một đời.
Nhưng liệu như vậy đã đủ biết là rock chết thật chưa? Hay kẻ nằm đó chỉ là một “hình nhân thế mạng” thô kệch xấu xí? Chết là mất mát. Phải có một cái gì đó mất đi chứ. Nếu không phải là cái “hình nhân” xấu xí kia thì rock là cái gì, khuôn mặt thật nó thế nào?
Năm 1955, chàng thiếu niên 14 tuổi Bob Dylan khi lần đầu nghe “Rock around the clock” của Bill Haley - ca khúc khai sinh ra nhạc rock, đã xúc động thốt lên: “Hê! Nhạc của chúng ta đây, nó được viết cho chúng ta”. Không chỉ riêng Dylan, mà hàng triệu trái tim trẻ tuổi khác cũng đã rung lên theo nhịp điệu của một thứ âm nhạc mới mẻ và lạ lùng, thứ âm nhạc thể hiện những khát khao “vượt ngưỡng”, mà qua nó, người trẻ tìm thấy hình ảnh và tiếng nói thế hệ mình.
Từ đó, những người trẻ Mỹ đã lớn lên thật mạnh mẽ, không chỉ bằng sữa và bánh mì, mà bằng cả những âm thanh lạ lùng đó. Để rồi 9 năm sau, năm 1964, giữa cơn cuồng phong guitar điện và giọng hát gào thét kích động của những “kẻ xâm lăng” người Anh, gã trai trẻ Mỹ Bob Dylan đã điềm tĩnh cất cao giọng hát mộc mạc làm lay động lòng người. Giọng hát đưa những rung động của người trẻ vào những cung bậc thanh cao hơn, và đẩy lịch sử nhạc rock sang một trang mới huy hoàng hơn.
... Phải bao nhiêu lần ngẩng đầu nhìn lên, mới đủ để thấy bầu trời trong xanh. (tạm dịch từ Blowin’ in the Wind - Bob Dylan) |
Không tóc dài, không guitar điện, không trống dập. Chỉ có tinh thần tràn ngập mãnh liệt bằng giai điệu giản đơn và ca từ sâu sắc.
Bob Dylan thực sự đã làm một cuộc “thoát xác” ngoạn mục cho rock, khiến nó có thể tự nhiên trút bỏ đi cái vỏ ngoài hình thức, bộc lộ nội dung tinh thần một cách tinh tế và thuần khiết.
Từ cột mốc Blowin’ in the Wind, rock không còn đơn thuần là từ để chỉ một thể loại âm nhạc, mà rock là lối sống, là tinh thần, là tư tưởng.
Tạm khép một vòng tử sinh
Đã hơn 60 năm nhạc rock hình thành và phát triển. Có bắt đầu thì sẽ có kết thúc - đó là quy luật tự nhiên, nhưng cũng có thể là quá sớm khi nói đến kết cục khi những “vị cứu tinh” trẻ tuổi sẽ vẫn có thể đến để viết tiếp lịch sử.
Tuy nhiên, nhìn từ một góc độ khác, họ - những “vị cứu tinh” - sẽ không đến nữa, hay không cần phải đến nữa, vì nhạc rock rất có thể đã hoàn thành sứ mệnh của mình, khi vượt thoát khỏi cái nôi hình thức chật hẹp ban đầu để vươn mình thành một giá trị tinh thần của nhân loại.
Cho đến nay, tinh thần rock không chỉ thuộc phạm vi âm nhạc, nó xuất hiện trong mọi lĩnh vực nghệ thuật: văn học, điện ảnh, hội họa... cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội: bảo vệ môi trường, quyền con người...
Tinh thần rock thể hiện sự phản kháng tích cực đối với mọi giới hạn bó buộc tinh thần và sức sáng tạo của con người, phản ứng với sự chật hẹp dưới mọi hình thức, kể cả sự chật hẹp trong tâm hồn chính mỗi con người.
Và vì thế, nếu nhất định phải có một cái chết cho rock, có lẽ đó sẽ chỉ là một cái chết hình thức.
Tinh thần rock không thể chết.
Monday, November 9, 2009
Đổi DNS để vào FB với mạng FPT, VIttel
- Vào Start menu, chọn Control Panel.
- Nhấp đúp vào Network Connections.
- Nhấp chuột phải vào kiểu kết nối của bạn trong Network Connections, chọn Properties.
- Chọn Internet Protocol (TCP/IP) và click vào Properties.
- Trong cửa sổ hiện ra, bạn chọn mục “Use the following DNS server addresses” và gõ vào 2 khung “Preferred DNS server” và “Alternate DNS server” các địa chỉ sau:
208.67.222.222
208.67.220.220
- Nhấn OK để lưu cấu hình lại.
Hoặc
Đổi DNS thì hơi phiền với những bạn k biết cấu hình trên modem. Ngoài ra những trang dành riêng cho từng mạng giống kiểu ephim hồi trước thì cũng k truy cập được.
Mình chọn cách sửa file hosts trong đường dẫn C:\Windows\System32\drivers\etc
Thêm mấy dòng này vào là OK:
69.63.181.11 www.facebook.com
69.63.186.12 apps.facebook.com
69.63.180.169 login.facebook.com
Sunday, November 8, 2009
Mạng theo ngũ hành
Mạng Kim, gồm có các tuổi:
Nhâm Thân 1932 & Quý Dậu 1933; Canh Thìn 1940 & Tân Tỵ 1941; Giáp Ngọ 1954 & Ất Mùi 1955; Nhâm Dần 1962 & Quý Mão 1963; Canh Tuất 1970 & Tân Hợi 1971; Giáp Tý 1984 & Ất Sửu 1985.
Mạng Mộc gồm có các tuổi:
Nhâm Ngọ 1942 & Quý Mùi 1943; Canh Dần 1950 & Tân Mão 1951; Mậu Tuất 1958 & Kỷ Hợi 1959; Nhâm Tý1972 & Quý Sửu 1973; Canh Thân 1980 & Tân Dậu 1981; Mậu Thìn 1988 & Kỷ Tỵ 1989.
Mạng Thủy gồm có các tuổi:
Bính Tý 1936 & Đinh Sửu 1937; Giáp Thân 1944 & Ất Dậu 1945; Nhâm Thìn 1952 & Quý Tỵ 1953; Bính Ngọ 1966 & Đinh Mùi 1967; Giáp Dần 1974 & Ất Mão 1975; Nhâm Tuất 1982 & Quý Hợi 1983.
Mạng Hỏa gồm có các tuổi:
Giáp Tuất 1934 & Ất Hợi 1935; Mậu Tý1948 & Kỷ Sửu 1949; Bính Thân 1956 & Đinh Dậu 1957; Giáp Thìn 1964 & Ất Tỵ 1965; Mậu Ngọ 1978 & Kỷ Mùi 1979; Bính Dần 1986 & Đinh Mão 1987.
Mạng Thổ gồm có các tuổi:
Mậu Dần 1938 & Kỷ Mão 1939; Bính Tuất 1946 & Đinh Hợi 1947; Canh Tý 1960 & Tân Sửu 1961; Mậu Thân 1968 & Kỷ Dậu 1969; Bính Thìn 1976 & Đinh Tỵ 1977; Canh Ngọ 1990 & Tân Mùi 1991.
Wednesday, November 4, 2009
Tuesday, November 3, 2009
Lời của gió :*
Anh có nghe thấy em nói gì không ?
.......................|Em
Em có nghe thấy gió nói gì không ?
.............................F#................... .Bm
Anh mang thương nhớ gửi vào trong gió
......................|G........................Em ......F#
Đôi phút bên anh được nghe anh nói với em ...
|..........Bm..........|A
Cơn gió nào bay ngang cuộc đời,
...............|A.......|D
nói với em rằng tôi lẻ loi
................|G.........|Em
Cơn gió nào bên tai thì thầm,
..............|F#...........|G....F#
nói với em rằng tôi rất xấu
.......|B7....................|Em
Dù gió có ngang qua vườn chiều ...
........A.........|D
làm lá khô rơi rụng nhiều,
........G.....................F#.................. ........F#
dù gió có mang bao điều quấn theo mùa thu đi ...
.......................|B7.......................E m
Nhưng gió ơi gió đừng hôn lên má em,
...........A...........................|D
gió ơi gió đừng đùa trên tóc em,
............G...................|Em............F#
gió ơi gió đừng ru đôi mắt em dịu hiền
.................|Em...................|A
Gió hãy nói rằng tôi mong có em,
...............D.....................|G
gió hãy nói rằng tôi luôn nhớ em,
..............|Em................|F#
gió hãy nói rằng tôi yêu em,
..............|F#................|Bm
gió hãy nói rằng tôi yêu anh,
.............|Em...............|F#..........Bm
gió hãy nói rằng tôi yêu em thế thôi
Anh có nghe thấy em nói gì không ?
Em có nghe thấy gió nói gì không ?
Anh cất tiếng hát gửi vào trong gió
Đôi phút bên anh được nghe anh hát với em
...