Tuesday, January 19, 2010

Nén & giảm kích thước hình ảnh GIF

GIF là một định dạng hình ảnh phổ biến sử dụng cho Web. Do đây là dạng hình ảnh dạng hoạt hình và hiệu năng động, nên dung lượng các tập tin nhiều khi rất lớn, và gây khó khăn cho việc Upload, chia sẻ và lưu trữ. Tuy nhiên bạn có thể làm giảm kích thước của file GIF bằng cách nén và tối ưu hóa nó mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Trout's GIF Optimizer là một công cụ miễn phí, di động cho phép bạn tối ưu hóa nhanh chóng hình ảnh GIF để giảm kích thước tập tin.
Sau khi tải về, bạn giải nén và nhấn đúp chuột vào biểu tượng của chương trình để làm việc mà không cần cài đặt.

Kéo và thả ảnh GIF từ bất kỳ đâu vào giao diện làm việc của chương trình. Hoặc bạn vào menu File > Open để chọn hình ảnh GIF cần thao tác.
Lập tức chương trình sẽ tự động tối ưu hóa hình ảnh được chọn và bạn có thể xem trước bản gốc & ảnh sau khi đã được tối ưu hóa trong ứng dụng.
Ngoài ra, bạn có thể thay đổi kích cỡ ảnh GIF để giảm tổng thể kích thước tập tin hình ảnh GIF. Phương pháp này được áp dụng cho hầu hết cho các ảnh GIF động được tạo ra từ các hình ảnh tĩnh.
Tiện ích hoàn toàn miễn phí cho mọi Windows tại đây (265 KB).

Người phá lệ Oscar

(TT&VH Cuối tuần) - Đã từ lâu, giải Oscar Phim nước ngoài hay nhất luôn nhận được sự quan tâm chú ý của toàn thế giới. Giải này chỉ bắt đầu xuất hiện từ giải Oscar lần thứ 22 (1949), và vinh dự đã được trao cho bộ phim Italia The Bicycle Thief (Kẻ cắp xe đạp). Trong lịch sử điện ảnh, đây là một trong số những bộ phim hiếm hoi trên thế giới, gần như có được tất cả những lời khen tặng đẹp đẽ mà một bộ phim có thể nhận được. Và nó hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Giờ đây mỗi khi xem lại ta vẫn thấy xốn xang, bởi nó vẫn còn nguyên giá trị và tươi mới như ngày đầu ra mắt khán giả cách đây 60 năm!

TẦM ẢNH HƯỞNG LỚN LAO

Kẻ cắp xe đạp là một cuộc tìm kiếm chân giá trị của con người, thể hiện qua tâm hồn của nhân vật chính trong phim. Chuyện phim thật đơn giản, gia đình Ricci - gồm vợ và đứa con trai nhỏ - cả nhà sống nhờ vào chiếc xe đạp. Đến một ngày, chiếc xe đạp bị cướp khi Ricci đang mải làm việc… Trong cơn tuyệt vọng, Ricci nảy ra ý định ăn cắp xe đạp của người khác…

Câu chuyện nghe giống như một bài răn dạy đạo đức trong Kinh thánh hơn là một bộ phim. Vào thời điểm bộ phim được công chiếu, một số người đã xem nó như một tác phẩm “thân Cộng” (lúc đó nhà biên kịch Zavattini là một thành viên của Đảng cộng sản Ý). Để tìm chất liệu viết nên kịch bản này, Zavattini đã phải lăn lộn khắp xó xỉnh ở thủ đô Roma, phản ánh đời sống hiện thực của nước Ý sau chiến tranh vẫn đang còn bị cái nghèo tàn phá.

Dòng phim “Tân hiện thực” đúng như tên gọi của nó mang rất nhiều ý nghĩa. Hầu hết đề cập đến cuộc đời của tầng lớp lao động, sống trong bối cảnh nghèo nàn và mang những thông điệp nhắn nhủ về một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà sự giàu có được phân phát đồng đều tới mọi tầng lớp trong xã hội. Các tác giả đã nhìn nhận những chi tiết chân thực này với con mắt nhân văn. Bộ phim không e dè và rất thẳng thắn khi thể hiện một thế giới tiêu cực bị bóp méo đến thảm hại bởi chính con người.

Không phải là bộ phim đầu tiên, nhưng có thể nói Kẻ cắp xe đạp đã đặt nền tảng lịch sử cho kỷ nguyên phim “Tân hiện thực” Ý. Bộ phim đã ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cả một thế hệ đạo diễn lẫy lừng của nước Ý như: Visconti, Rossellini, Antonioni, Fellini, Bertolucci… và rất nhiều văn nghệ sĩ khác trên thế giới như kịch tác gia nổi tiếng Arthur Miller (Mỹ).

Ảnh hưởng của Kẻ cắp xe đạp không chỉ trong quá khứ, mà ngay cả hiện tại vẫn còn nhiều đạo diễn, nhiều bộ phim từ Âu sang Á, chịu ảnh hưởng từ bộ phim này: Pee-Wees Big Adventure của Tim Burton (Mỹ), Beijing Bicycle của Vương Tiểu Soái (Trung Quốc), Two Acres of Land của Bimal Roy, Pather Panchali của Satyajit Ray và Polladhavan của Vetrimaran (Ấn Độ)…

Năm 1999, bộ phim Children of Heaven của Iran đã được đề cử phim nước ngoài hay nhất. Trong phim có một cảnh quay cảm động khi người cha nhấc con mình ngồi trên gióng xe, và đưa cậu bé đến một miền đất trù phú… Cảnh này quá quen thuộc với những ai đã từng xem Kẻ cắp xe đạp. Những chủ đề như thế thường sống mãi với thời gian: Một người đàn ông rất yêu gia đình, và tìm mọi cách để bảo bọc cái gia đình ấy, nhưng xã hội lại luôn gây ra những khó khăn cản trở! Ai mà chẳng nhận ra những sự trùng hợp này với Kẻ cắp xe đạp!

Ngay từ lúc ra mắt, Kẻ cắp xe đạp đã đón nhận sự hoan nghênh của công chúng khắp thế giới. Tạp chí điện ảnh Sight & Sound của Anh đã bầu chọn đó la bộ phim hay nhất và nó giữ vững vị trí này trong suốt 10 năm liền (mãi đến năm 1962 mới bật ra khỏi bảng xếp hạng).

Trước năm 1949, giải Oscar vẫn chỉ trao cho những bộ phim nói tiếng Anh, chứ chưa có giải dành cho phim nước ngoài. Nhưng sự nổi bật của Kẻ cắp xe đạp đã khiến Viện Hàn lâm điện ảnh Mỹ phải phá lệ và tặng cho nó tấm bằng khen danh dự. Và từ năm sau, trong các hạng mục của giải Oscar đã bổ sung thêm giải dành cho Phim nước ngoài hay nhất. Kẻ cắp xe đạp chính thức được xem là bộ phim nước ngoài đầu tiên đoạt giải Oscar.

Nhưng danh giá nhất là cuộc bầu chọn tại Hội chợ triển lãm quốc tế Bruxelles (Bỉ) tháng 10/1958. Ban giám khảo là những đạo diễn tên tuổi của điện ảnh thế giới đã chọn Kẻ cắp xe đạp là một trong số 12 phim hay nhất của mọi dân tộc, mọi thời đại. Danh dự cao quý đó vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay.

Năm 1988, nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra đời của Kẻ cắp xe đạp, bưu điện Italia đã đưa bộ phim lên tem. Năm 2008, nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra mắt, bản phim đen trắng 35mm Kẻ cắp xe đạp đã được phục chế và in bản mới để chiếu tại cụm rạp Lincoln Plaza (trung tâm Broadway, Mỹ) trong suốt nhiều tuần liền.

BI KỊCH TRONG PHIM VÀ BI KỊCH ĐỜI THƯỜNG

Là một trong những người đi tiên phong của dòng phim “Tân hiện thực”, đạo diễn Vittorio De Sica luôn yêu thích ý tưởng chọn diễn viên là những con người bình thường, chưa hề biết thế nào là diễn xuất trước ống kính, và tất nhiên Kẻ cắp xe đạp cũng không phải là ngoại lệ.

Thế nhưng ban đầu, ý định của ông không thực hiện được vì những ông chủ hãng phim tại Ý không thích kịch bản này. Vittorio De Sica tức tốc sang Hollywood. Tại đây, một hãng phim rất thích kịch bản Kẻ cắp xe đạp, họ sẵn sàng bỏ vốn cho De Sica thực hiện bộ phim với điều kiện ông phải nhận Cary Grant - một ngôi sao nổi tiếng rất ăn khách lúc bấy giờ đóng vai chính.

De Sica không tán thành, và đề nghị được thay bằng ngôi sao lừng danh Henry Fonda. Nhưng do không thể hủy hợp đồng mà Henry Fonda đã ký với một hãng phim khác, đề nghị này cũng lại không thành.

De Sica quyết định về lại Ý và tự mình sản xuất. Ông vận động bạn bè khắp nơi đóng góp tài chính với số tiền ít ỏi là 133.000 USD để thực hiện bộ phim dưới danh nghĩa của hãng P.D.S. (Produzioni De Sica). Trong suốt hàng tháng trời, De Sica tay cầm kịch bản, lang thang khắp các đường phố để chọn diễn viên. Cho đến một ngày, trên đường phố Roma, ông đã tình cờ gặp Lamberto Maggiorani đang cùng vợ con rong chơi trên chiếc xe đạp của họ.

Đó là một người đàn ông 39 tuổi, dáng cao gầy với bộ mặt hiền lành, thao thức và đầy khát vọng. De Sica tự nhủ đây chính là nhân vật thật sự mình cần. Không để lỡ cơ hội, ông chạy theo Maggiorani và đặt thẳng vấn đề với anh: “Tôi không phải là một người sản xuất ra các diễn viên điện ảnh. Tôi không dám hứa hẹn gì với anh, ngoài việc đề nghị cho tôi mượn bộ mặt của anh trong bộ phim mà tôi đang chuẩn bị quay. Anh vui lòng xin phép nhà máy cho nghỉ việc không ăn lương trong vòng hai hoặc ba tháng, sau khi quay xong anh sẽ trở về đó làm việc như cũ”. Sau một thoáng suy nghĩ, Maggiorani ưng thuận, và bộ phim được tiến hành.

Sau khi giúp bộ phim thành công, Maggiorani, như hợp đồng, đã âm thầm trở về nhà máy luyện kim tại ngoại ô thành phố Roma làm việc như trước đây, chờ đến khi hết giờ làm việc để chạy bổ về nhà với hy vọng có ai đó đề nghị ký hợp đồng đóng vai trong bộ phim mới. Nhưng một hôm người ta báo cho Maggiorani biết anh bị sa thải khỏi nhà máy! Và Maggiorani bắt đầu một cuộc sống nghèo túng như chính hoàn cảnh của nhân vật Ricci. Nhưng anh vẫn nuôi hy vọng tiếp tục được đóng phim…

Bẵng đi một thời gian, anh được nhận vào đóng vai phụ trong một bộ phim của đạo diễn Hungary Geza Radwanyl quay ở phim trường Cinecitta, và một vai khác cũng không lấy gì làm quan trọng bên cạnh cô đào người Pháp Simon Simonet. Anh lại hy vọng, nhưng cứ thế, anh chỉ có thể tham dự trong nhiều bộ phim với những vai không để lại một dấu ấn gì hết!

Năm 1983, sau một cơn bạo bệnh kéo dài, Lamberto Maggiorani - “Kẻ cắp xe đạp” lừng danh - đã trút hơi thở cuối cùng tại Roma, thọ 73 tuổi. Chấm dứt bi kịch của người diễn viên vô danh nhưng thành công với vai diễn đầu tiên, trong bộ phim được liệt vào hàng kiệt tác điện ảnh bất hủ của nhân loại.

Bá Vũ

Monday, January 18, 2010

Aria Asia / Fire Violin! Fire Dance & エイサー in OKINAWA

We Will Survive: Igudesman & Joo + Kremer & Kremerata!


Awesome!

Violin! New dream~~6

Khắc phục được 80% là rất cao rồi .
Ở những bài dễ, không phải những bài thử nghiệm, thì ta có thể tránh được 2 cái tật trên .
Nhưng ở những bài khó, trình độ mấy năm không thể tránh được 2 tật này, và còn bị một
cái tật nữa là không ra tiếng đàn, tức là bị mất tiếng, hay nghe thấy lờ mờ thôi. Tôi không
phải người chơi chuyên nghiệp, nên đã mấy chục năm chơi Violin, dồn lại chỉ bằng vài năm
chuyên nghiệp, vẫn bị những tật này, và vì thế không thể tập những bài khó hơn được .
Dù sao, chỉ những bài dễ thôi, ra ngoài biểu diễn, người nghe không phải nhà nghề thì
không thể biết mình vẫn rất non kém.


Đó gọi là Vibrato, tiếng ta gọi là Rung .
Ngày xưa thì không có kỹ thuật này .
Muốn rung, ngón bấm phải di đi di lại quanh nốt chuẩn để độ cao tiếng đàn thay đổi quanh độ cao
đó. Để ngón bấm di đi di lại trên dây đàn, bàn tay phải đưa đi đưa lại trên cần đàn .
Để bàn tay đưa đi đưa lại trên cần đàn, có 3 cách: cổ tay gập vào duỗi ra, và cánh tay gập vào
duỗi ra, và kết hợp cổ tay cánh tay gập vào duỗi ra, trong đó các cách cuối thì tốt hơn nhưng khó
hơn các cách đầu.
Nói thì như vậy, và có thể nhìn người ta chơi như vậy, nhưng chính mình phải làm được, chứ không
chỉ nghe nói và coi mà thôi.
Để có thể tập rung, bạn phải có trình độ bàn tay cầm đàn và ngón tay bấm phím thật linh hoạt,
trước nhất phải học thế bấm thứ 3, và chuyển thế 1-3 nhuần nhuyễn, một bài có thể chơi bằng
bất cứ ngón nào, thế nào, dây nào được . Nếu chưa bấm được nốt bằng nhiều thế tay, nhiều
dây khác nhau, thì ngón, bàn, cổ, cánh tay chưa đủ linh hoạt mà học rung được .

Tôi lục cuốn Teach Fiddling bạn kể trên ra coi, thì thấy chỉ có 1 DVD
dạy đến bài 17 thôi . Bỏ đĩa vào PC coi thì cũng thấy như coi TV,
nhưng chất lượng kém hơn rất nhiều . Sau đó tôi dở các files ra coi,
thì nó không bố trí như các bài của chương trình dạy, mà có một
file để điều khiển, và các file data . Vì thế, có lẽ không thể copy các
files lẻ mà đưa lên được. Dù sao, bạn đã có mấy bài đầu mà coi được
rồi, thì có thể học theo, rồi từ đó tự học cũng được. Violin kể ra thì
khó học hơn Piano ở chỗ nó không có phím, hoàn toàn nhờ cậy cái
tai, không nhờ con mắt . Tuy thế nó lại dễ hơn Piano ở chỗ không thể
chơi sai ngón được, vì bấm sai ngón thì không thể ra bài . Vì vậy,
từ xưa, chơi Violin toàn chẳng theo thày hay trường lớp nào cả . Bạn
không có thày thì cũng đừng buồn . Cứ chịu khó coi người ta cầm đàn
thế nào, đừng đội lên đầu, đừng cặp bằng chân, là chơi được rồi .

Người có thày, cũng phải nâng tay lên dần dần, ban đầu bắt buộc phải
cầm sai, bấm sai, chứ không thể như thày được . Bạn thử đi học bơi
mà coi, cũng phải nâng kỹ thuật động tác lên mấy năm mới đi thi đấu
được, chứ ban đầu không thể có động tác như vậy được . Tôi tập Violin
mấy năm đầu cũng cầm sai, bấm sai, và cho đến bây giờ cầm tốt hơn,
bấm tốt hơn, coi là đúng đi, nhưng so với các bậc đàn anh, các bậc
thày, và các bậc cao thủ nổi tiếng, thì cũng còn sai . Cái sai đúng ở đây
không có nghĩa sai đúng của Toán, mà có nghĩa bậc tay nghề . Ở bậc
thấp thì kỹ thuật ấy là đúng. Vậy bạn yên chí đi, lúc nào bạn cũng có
thể chơi đúng kỹ thuật, không sợ sai. Cốt nghe được ra bài là được, kể
cả giống tiếng mèo kêu, còn nghe hay có người thích nghe thì là siêu được.


Về chuyện lên dây đàn Violin, tôi chỉ biết các dây là Sòn Rê La Mí
chứ cũng không để ý cách viết là A4 hay A5. Nay thấy bạn có nhắc
đến, mới suy nghĩ rằng:

Nốt Đô viết ở giữa khóa Son và khóa Fa thì là nốt Đô giữa đàn Piano
viết là C4. Vậy thì nốt Rề ngay cạnh nó và dây Rề của Violin phải là
D4. Nốt Sòn trầm hơn cũng là dây Sòn phải là G3, vì nốt Là cạnh nó
cũng là A4 cùng quãng Tám với C4 giữa đàn Piano, mà các quãng Tám
thì bắt đầu bằng nốt La và kết thúc bằng nốt Son. Dây Rề là D4 thì
nốt Són cao hơn là G4, và dây La là nốt cạnh G4 phải là A5 vì nó bắt
đầu một quãng Tám khác cao hơn . Tiếp theo, thì dây Mí cũng ở quãng
Tám này cùng với dây La, nên nó là E5.

Tóm lại, theo tôi suy luận ở trên, thì các dây Violin là G3 D4 A5 E5, trong
đó chỉ có 2 dây cao nhất là cùng ở chung trong một quãng Tám thôi. Các
dây trầm hơn, mỗi dây ở một quãng Tám riêng của nó. Theo cách nghĩ này
thì các cách lên dây bạn thu lượm được là sai .

Tuy vậy, tôi vừa thử tìm kiếm trên Internet coi mình có đúng không, thì
chưa tìm được kết luận. Thì ra các thày giáo dạy Violin không để ý tới
các quãng Tám trên đàn Piano. Vậy thì chúng ta, bạn và tôi, hãy tạm quên
chuyện các con số 3, 4, 5, và 6 đi nhé. Không có chúng cũng chẳng chết ai.

Bạn đã thử tìm kiếm trên Internet chưa ?
Nếu kiếm không ra, thì hãy hỏi nhé .
Cách tìm là xài Google, và keyword là "Violin" hay "Fiddle"
kèm theo từ "forum" nữa. Nếu không biết từ "Fiddle" thì
cũng không sao, vì một từ "Violin" cũng thừa xài rồi.
Bạn ít xài đến bộ óc Trời cho quá, Trời phạt đấy .
Dao có mài mới sắc, người có xài đến óc thì mới nên.
Dù bạn có bằng cấp cao, mà không xài đến óc, thì cũng
không bằng người ít học mà chịu khó suy nghĩ áp dụng
những kiến thức phổ thông vào mọi việc trong đời sống
hàng ngày. Tìm kiếm bằng Google là kiến thức sơ đẳng
nhất của người chơi Internet đó.


Lông đuôi ngựa hay nilon thì cũng chẳng mấy khác nhau về kéo đàn đâu .
Ngày Mỹ ném bom miền Bắc những năm 1960s cung của tôi đứt gần hết
lông đuôi ngựa mà cửa tiệm sửa đàn Tràng Tiền, cách tiệm bách hóa vài
nhà về phía Nhà Hát Lớn, không có lông đuôi ngựa, tôi đành phải làm bằng
cước nilon đan lưới đánh cá, cũng chơi khá tốt, không nghe thấy tiếng cọ.

Mặt khác, lông đuôi ngựa thời đại kinh doanh này thì cũng sẵn, làm gì mà
đắt . Cách đây mới hơn chục năm, ở Mỹ còn hiếm hàng Trung Quốc, một
cây cung nhựa, lông có lẽ đuôi ngựa, tôi phải mua 6 chục đôla, nay đã vứt
đi rồi, vì cung gỗ Trung Quốc lông đuôi ngựa bán chưa tới 2 chục đô la .
Tôi hỏi giá bán buôn ở TQ thì một cây giá từ 3 đến 5 đôla thôi .

Muốn biết lông ở cung của bạn bằng chất gì, thì chỉ việc giứt ra một sợi,
đưa vào lửa mà đốt, rồi ngửi khói là biết liền, có gì khó đâu bạn ?


Tôi chơi Violin không giỏi, chơi staccato cũng chỉ những bài vỡ lòng .
Tập kỹ thuật nào cũng vậy, phải từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh .
Staccato dễ thì có thể kéo liền một cung, nhưng nên chơi riêng từng
nhát cung ra thì mới chơi bài khó được . Phải căng lông đuôi ngựa lên
nhiều . Không thể nào nói ra được, mà phải thật sự tập luyện mới
thấy các khó khăn . Có người cầm cung lỏng, nhưng tôi cầm cung rất
chặt, thấy khống chế staccato dễ hơn . Chơi 1/3 đầu cung thì dễ hơn
nhưng có bài cần kéo cả cung và đưa xuống, thì bắt buộc phải chơi đoạn
cuối cung . Bài khó quá thì chỉ tập, chứ không chơi được .

Nói tóm lai, cách tập Violin của tôi là: theo trình độ lớp của mình, không
nhảy cóc tập bài lới cao hơn, và chọn bài vừa trình độ của mình mà chơi .
Vì thế có người trẻ đã nổi tiếng, còn tôi thì chẳng bao giờ nổi tiếng cả .


Chuyện cây chống này, gọi là Sound Post - Cột âm, hay Trụ tiếng, Cột tiếng -
hình như đã bàn ở Học Nhạc rồi . Lẽ ra bạn có thể tìm thấy mà khỏi phải hỏi
lại nữa, nhưng tiện thì nhắc lại làm dễ cho bạn .

Cây chống này đặt ở bên phải, gần đúng chân Cầu đàn, mà lui về phía sau
một chút, nếu có lệch sang phải sang trái một chút cũng không sao.

Nó chỉ đặt hờ vào chỗ thôi, chứ không "gắn" như bạn nghĩ đâu . Nếu bạn
gắn thật, thì có thể tốt hơn, nhưng chẳng may mà dở đi, thì bạn ráng chịu.
Vì thế, nó phải dài đúng độ cao của hộp đàn, và 2 đầu của nó phải vẹt đi
đúng độ cong của mặt đàn và lưng đàn (đáy đàn). Khi lên dây đàn, thì dây
đàn ép lên cầu (bridge nhưng tiếng Việt lại gọi là con ngựa) và cây cầu
thì có 2 chân dẵm lên mặt đàn, khiến mặt đàn lõm xuống, và ghì chặt cây
cột vào chỗ mà không văng ra. Khi mua bán hay mang đàn đi, thì nới lỏng
dây đàn, giảm áp suất lên cây cột, nên nó hay bị tuột ra. Nếu đàn đã lên
dây rồi, mà nó dễ tuột ra, thì nó bị cắt quá ngắn, hay đặt quá lệch sang trái,
là nơi hộp đàn phồng to hơn . Vậy phải thay cây cột khác cho vừa, hay đặt
lại cho đúng chỗ của nó .

Tiêu chuẩn Cột âm:
Gỗ Spruce - gỗ Tùng hay Bách - một loại họ với Thông, mọc ở xứ lạnh, may
ra có ở vùng núi miền Bắc ViệtNam, mua trên eBay giá vài đôla .
Gỗ lấy ở cây già, 100 năm tuổi trở lên thì tốt . Tuy vậy, gỗ Spruce bán ở
cửa hàng gỗ của Mỹ chỉ có 20 năm tuổi thôi, cũng vẫn làm được, một thanh
gỗ dài 2 mét chỉ có 2 đô thôi, làm ra Cột Âm thì được vài trăm cây.
Gỗ phải để khô tự nhiên trong bóng râm, không mưa nắng, ít nhất 10 năm .
Tom gỗ phải nhỏ, cột chống vừa khe F của đàn, chừng 5-6 milimet gì đó,
phải có ít nhất 5 cặp tom (một cặp gồm một thớ màu sậm và một thớ gỗ
màu nhạt). Nếu gỗ non thì chỉ có 4 cặp tom gỗ thôi .
Cột âm phải đặt sao cho tom gỗ vuông góc với tom gỗ mặt đàn (cũng bằng
gỗ Spruce, và cặp tom của nó là những đường song song chạy dọc mặt đàn).
Đầu trên của Cột Âm cắt gọt vát theo độ cong của mặt đàn, tức là mé bên
trái cao hơn mé bên phải .
Đầu dưới của Cột Âm cắt gọt vát theo độ cong của lưng đàn, tức là mé bên
trái dài hơn mé bên phải .

Bây giờ đến chỗ lắp Cột Âm:
Lấy một sợi dây thép đường kính chừng 3 milimet, cắt một đoạn dài chừng
1 gang tay, uốn thành hình chữ S không cong nhiều quá, mà doãng thôi .
Một đầu cuộn lại thành hình tròn cỡ đồng xu để dễ cầm . Đầu kia đập bẹt
ra, mài giũa thành hình lưỡi rìu, lưỡi chêm vừa mỏng vừa hơi sắc . Đó là
dụng cụ để đầu sắc sẽ chêm vào Cột Âm, còn đầu có uốn thành vòng tròn
là tay cầm .
Phải coi Cột Âm mé nào quay ra phía lỗ F của mặt đàn, và đầu nào là đầu
trên của nó, thì có dấu vết ban đầu người thợ làm đàn đã cắm cái đầu
chêm vào rồi . Cắm cái đầu chêm vào đúng lỗ đó, chừng 1/3 chiều cao của
cột . Lùa Cột Âm qua khe chữ F mà lựa cho nó vào đúng chỗ .
Có thể làm vài thanh tre hay gỗ vót nhỏ như que đan, cùng giúp sức với
cây thép trên để đẩy chân chống vào đúng chỗ . Khi đúng chỗ rồi, thì Cột
Âm có một sức đứng ỳ (vì nó cao hơn hộp đàn một chút) khiến cho ta có
thể rút cây thép chêm ra được . Sau đó thì lắp ngựa và lên dây đàn cho
Cột Âm bị đè chặt vào chỗ, không thể tuột ra được. Các que khác cùng
giúp thanh thép chêm thì có thể lùa qua khe F bên trái, hay qua lỗ khoan
ở đít đàn.
Nói vậy thôi, chứ thường chỉ một cây thép chêm là đủ làm
được việc, và công việc đưa Cột Âm vào có thể chưa đầy 1 phút . Nếu
lóng ngóng và chưa quen, có thể Cột Âm rớt ra trong khi làm, và phải
lấy ra làm lại . Để tiện lấy ra, có thể buộc một sợi chỉ vào Cột Âm. Sau
khi chống xong xuôi, đưa một mũi dao nhỏ vào cắt sợi chỉ ấy đi.

Lý thuyết thì như vậy, ai khéo tay, đã từng làm các thợ như thợ mộc,
thợ rèn, thợ nguội, thợ chữa xe máy, chỉ nghe vậy là quá thừa hiểu
và làm được việt thật tốt . Nếu không từng trải, thì đưa đàn, Cột Âm
và lời chỉ dẫn trên cho một người thợ coi xem họ có làm được không,
thì thuê người ta làm.

Đó là kinh nghiệm tôi đã từng làm nhiều lần . Lần nhanh nhất có mấy
giây . Lần lâu thì phải làm 5-6 lượt, mỗi lượt mấy phút, vì phải kéo
sợi chỉ mà lôi Cột Âm ra. Lần lâu nhất thì cả tháng, vì tôi chêm vào
thi Cột Âm bị chẻ ra, phải lên eBay đặt mua mà cắt một cây Cột Âm
khác thay vào . Khi hàng về tới nhà, thì lúc ấy không rảnh, và không
có hứng lôi đàn ra lắp Cột Âm vào . Còn đang có cây Violin khác chơi
rồi, chẳng vội. Nói chung nếu bạn là người khéo tay, thì chỉ là chuyện
nhỏ thôi . Nếu không, là chuyện tày đình, phải bỏ ra hàng trăm đôla
để thuê thợ đàn lắp đặt cho. Tùy tính cách của mình thì việc khó cũng
dễ, việc to cũng nhỏ . Nêu vẫn còn baby, thì nhờ mẹ mang đàn đi chữa
ngoài tiệm .

By VietViolin
Thanks!
tobe continued.
http://hocnhac.net/4rum/showthread.php?t=1867&page=2

Violin! New dream~~5

Bạn hiểu nhầm rồi .
Học sinh học đàn không hỏi những câu như vậy vì:

1- Họ đang điên đầu thực hiện những đòi hỏi của bài đang tập, và những bài phải ôn kỹ.

Chuyện này phổ biến nhất . Khi học bài mới, thày giáo đã nói rất kỹ, và làm mẫu nhiều lần,
nhưng học sinh thấy rằng mình có hàng chục chỗ thiếu sót khi tập bài ấy, và họ lo lắng
chăm chú tập để đỡ các thiếu sót đi, mà không suy nghĩ lan man ra xa hơn bài đang tập.

2- Họ đã nhiều lần bị thày giáo nói: "Hãy tập tốt bài này đã. Còn câu hỏi thì quá sớm ."

Chuyện này rất ít khi xảy ra . Cũng như học sinh phổ thông, lâu lâu mới có học sinh hỏi
những câu phải lên mấy lớp nữa mới học đến . Phần lớn các học sinh tranh thủ thời gian
để đầu óc thanh thản vui vẻ, mấy khi tập trung tìm tòi những bài học cao hơn ?

3- Họ chưa đủ tiền trả cho thày dạy bài hôm nay, đâu còn có tiền trả cho thời giờ thày trả lời các câu hỏi.

Chuyện này xảy ra khi học sinh về nhà, và cha mẹ họ cho họ biết đã phải làm lụng vất vả, và tiết kiệm
những khoản chi eo hẹp khác để trả cho thày dạy Violin. Hoc Piano chỉ trả 20 đô một giờ, còn học Violin
thì lớp vỡ lòng đã phải trả 30 đô một giờ, và những lớp cao phải trả 40 đô hay 50 đô một giờ . Chỉ vì giá
tiền học quá cao như vậy, mà số cha mẹ cho con học Violin rất hiếm, trong khi số học sinh Piano nhiều
hơn. Tôi dạy học sinh học xong Methode Rose thì học sinh đã trả cho tôi 2 nghìn đô, trong khi cây đàn
Digital Piano loại tốt P120 chỉ có hơn 1 nghìn đô. Chỉ có nhà chịu chơi mới mua đàn tốt hơn, nhưng phần
lớn mua đàn rẻ hơn, và thuê thày khác dạy, chứ tôi kén học sinh lắm, không dạy học sinh những gia đình
mua đàn rẻ tiền hơn. Học sinh học Violin, thì đàn chỉ có 1 trăm đô thôi, nhưng mỗi giờ phải trả 30 đô, gấp
rười tiền học Piano, một năm phải tốn 3 nghìn . Nếu thày phải trả lời các câu hỏi lan man, thì số lượng bài
học sẽ giảm xuống vì hết giờ.

Có thày dạy thì chóng tiến hơn, chứ không phải chơi đúng ngay .

Ví như tập bơi đi thi, thì mấy tháng đầu tập bơi đúng động tác, đúng kỹ thuật, tức là đỡ sức cản của nước,
và tận dụng được năng lượng đưa người sớm về đích. Tuy vậy, những động tác và kỹ thuật đó chỉ đúng
ở giai đoạn đó thôi, không đúng với lúc đi thi giành huy chương vàng Olypic. Từ đó đến ngày đi thi, đấu thủ
còn phát triển thân thể cao to hơn, thì động tác kỹ thuật cũng khác .

Tập Violin thì không hẳn như vậy, vì kỹ thuật nó tinh tế hơn, chứ không về năng lượng như thể thao,
nhưng kỹ thuật nó cũng thay đổi từ lớp dưới đến lớp trên . Đó là vì học sinh còn học cả cách chơi thể hiện
tình cảm theo bản nhạc nữa, mà cái đó đòi hỏi nhiều năm nghe và cảm nghiệm . Học Violin mấy năm đầu
chỉ cần chơi đúng nốt nhạc, đúng nhịp, đúng ngón, và đúng cung kéo như bản nhạc của thày giáo chỉ dẫn.
Trong lúc đó thì kỹ thuật dần dần tiến bộ hơn .

Kỹ thuật Violin cũng còn đang tranh luận, và có nhiều trường phái có đại biểu nổi tiếng . Vì vậy, nếu bạn
chơi Violin không đúng trường phái này, thì sẽ là người theo trường phái kia, chứ chẳng có gì sai cả . Nếu
bạn tự tập, chắc chắn không thể nổi tiếng thế giới rồi, nhưng nó cho bạn trình độ có thể nhìn người khác
chơi mà hiểu biết hơn người không chơi Violin. Giở lại những bài tôi viết trong những giáo trình học Violin
và Fiddle, ít ra có những trường phái đối nghịch nhau như sau:

1- tay trái cầm đàn ngón tay cái thò lên cao hơn phím đàn rất nhiều - và ngón cái thấp hơn phím đàn .
2- tay trái cầm đàn cổ tay gần vuông góc với cần đàn - và cổ tay chéo góc với cần đàn .
3- tay trái rung chỉ bàn tay và ngón tay - và rung cả cánh tay
4- tay trái bấm ngón vuông góc xuống phím đàn - và chéo góc với phím đàn

Tay phải kéo cung
1- cầm chặt - và cầm lỏng
2- ngón cái cong lồi ra - và ngón cái cong lõm vào
3- Cánh tay nâng cao hơn mặt phẳng của cung kéo - và cánh tay khép nách thấp hơn cung kéo

Trường hợp của bạn, nên tự học tự tập Violin, rồi thỉnh thoảng thuê thày dạy một buổi để thày chỉ cho
những chỗ cần sửa và cần luyện . Thuê thày dạy liên tục thì cần điều kiện gần thày, và có tiền trả công
thày nữa .

Cũng có thể nhựa thông ít, hay sau khi bôi nhựa thông thì sờ tay vào lông ngựa, làm mồ hôi dính trên đó.

Cũng có thể đàn rẻ tiền, và cũng có thể lắp đàn chưa tốt .
Những chỗ như chân ngựa dẵm trên mặt đàn không khít, hay 2 đầu của cột chống bên trong đàn không
vừa khít với mặt đàn và lưng đàn, hay cột này hơi bị ngắn, nên không chặt khít với mặt và lưng đàn.
Cũng có thể mặt đàn và lưng đàn hoặc một trong 2 thứ này dày quá, khó rung lên khi chơi đàn.

Có thể làm những hay một vài điều sau:
1- Thuê thợ mộc cạo hay nạo mỏng mặt đàn hay lưng đàn đi chừng 3 hay 4 phần mười milimet rồi đánh vécni lại .
2- Mua cột chống mới (phải bằng gỗ Spruce, có bán trên eBay), cắt dài hơn cột chống cũ, rồi thay vào .
Nhớ cắt 2 đầu hơi vát (phải mài vát đi cho khớp độ cong của mặt đàn và lưng đàn).
3- Mua ngựa đàn mới, mài chân cho cong khít với mặt đàn, rồi gọt thấp bằng ngựa cũ, rồi gọt mỏng bên mặt ngoài,
phía quay ra đầu đàn, cho mỏng hơn 1 milimet, hay nửa milimet. Càng mỏng thì càng dễ kêu, nhưng cũng dễ gãy.

Đàn có tiếng kêu này thường là đàn rẻ tiền, làm bằng gỗ ngọn, hay cây còn non, và sau khi chặt cây và xẻ ra gỗ,
thì để hong cho khô chưa được 5 năm . Nếu gỗ tốt ở gốc cây già trên 100 tuổi, và sau khi xẻ gỗ, có ngâm nước vài
tháng, rồi hong khô vài chục năm, thì không có hiện tượng này. Đàn mấy trăm đôla thì cũng có hiện tượng này nhưng
thỉnh thoảng mới xảy ra.

À, cũng có thể cung không làm bằng lông đuôi ngựa hay tóc người, mà bằng sợi nilon đan lưới đánh cá .
Sợi nilon thì trơn, dù bôi nhựa thông, cũng không bắt giây đàn bằng lông tóc người và động vật .
Bạn thử mượn một cái cung của người khác xem kéo có kêu khá hay không.
Hay dứt thử một sợi lông mà đốt lên xem có mùi khét nhựa hay mùi khét động vật (mùi tóc, móng tay, da tay cháy).
Nếu đúng, thì bỏ tiền ra mua một cây cung mới. Hình như ở SaiGon bán cung China khoảng 10 đôla Mỹ thì phải.


Tôi kưa đổ vợ tôi bây giờ vì tôi có quốc tịch Mỹ về ViệtNam lấy vợ .
Vợ tôi không thích nhạc cổ điển, mà chỉ thích các bài hát ViệtNam .

Còn chuyện vì mê tiếng đàn mà tập đàn rồi thất vọng thì không đúng đâu .
Càng tập đàn, thì càng yêu tiếng Violin hơn, mà không thất vọng nữa.
Tôi chơi Violin còn xa mới tới cách danh thủ, nhưng cũng tiến khá xa với
người mới tập . Cũng có người khen tiếng đàn của tôi . Tôi cũng tự hào
và đi ra ngoài chơi Violin cũng tự tin, không e ngại biểu diễn trước đám đông.

Điều tốt đẹp nhất tập Violin mang lại cho tôi là biết thưởng thức không những
tiếng Violin, mà còn nghe được cả giàn nhạc chơi, và biết ai hát hay, ai hát dở .


Chú hàng xóm đó nói đúng đấy, nhưng đúng chỉ một nửa, còn một nửa nữa thì chú ấy không biết .
Một nửa nữa là chỉ những band nhạc máu lắm, chịu chơi lắm mới có Violin .
Còn ở những giàn nhạc giao hưởng, đệm đàn cho những danh ca thế giới, thì Violin không thể thiếu được .
Trong những giàn nhạc giao hưởng, thì Violin là bà hoàng của giàn nhạc, còn Piano là vua của giàn nhạc .
Trong văn hóa châu Âu, thì lady first, còn trong văn hóa Việtnam ta, thì lệnh ông không bằng cồng bà .
Khi giàn nhạc giao hưởng hòa tấu, hay đệm nhạc, thì bao giờ cũng có Violin, còn không có Piano thì cũng
không sao . Người ta đã soạn những bài này không có Piano rồi, không thể cho Piano vào chơi được nữa .

Nhạc sĩ chơi và sáng tác Violin nổi tiếng muôn đời là Paganini. Có một thời người ta chơi Violin những bài
của Paganini thì có Piano đệm đàn. Phần đệm này ai đó viết thêm vào bản độc tấu của Paganini, chủ yếu
là đệm hợp âm cho phần độc tấu, còn những quãng độc tấu chơi ngắt hay chơi hợp âm, thì Piano lại lấy
phần chạy của Violin mà đệm, nói tóm lại, không thể vượt quá tầm của bản độc tấu Violin gốc . Bây giờ
nhiều người phản đối phần đệm Piano đó, và những cây độc tấu Violin xuất sắc cũng không muốn có phần
đệm Piano nữa, để họ có thể khoe kỹ thuật và tâm hồn của họ trên những bài độc tấu Violin này.

Ngoài những người chơi và mê Violin, còn những người thích đàn giây nữa (String), vì đàn giây là xương
sống của giàn nhạc giao hưởng . Đôi khi một nhóm đàn giây, gọi là Tam Tấu, Tứ Tấu hay bao nhiêu Tấu,
thành một band đi biểu diễn hòa nhạc . Chỉ đàn giây mới có thể làm được điều này, vì chúng có thể hòa
âm tuyệt đối, vì chúng không có phím như Piano hay Guitar . Nhiều người nghe cũng chỉ vì mê đắm hòa
âm tuyệt đối mà không ưa Piano và Guitar, là những đàn hòa âm gần tuyệt đối thôi, không bao giờ tuyệt
đối được . Học sinh chơi Piano lớp cao, học lý thuyết, mới biết điều này, nhưng học sinh học Guitar, mới
đến trình độ lên giây đàn Guitar, thì mới đụng độ mâu thuẫn này, rồi tìm hiểu, và biết rằng không thể nào
lên giây Guitar cho đúng tuyệt đối chơi được các phím đàn Guitar .

Học và chơi Violin càng lâu, càng giỏi, thì mới khám phá ra các điều hay Violin mang lại cho mình, chứ không
hẳn đi biểu diễn kiếm tiền, hay được nổi tiếng . Chú hàng xóm chỉ nói đến chuyện xa xôi, mà không biết
đến lợi ích sát sườn Violin mang lại cho người tập và chơi nó . Chú ấy không biết rằng 100 người chơi nhạc
thì chỉ có 1 người đi biểu diễn mà thôi, và trong 100 người nghe nhạc, thì chỉ có 1 người tập một loại đàn
sáo mà thôi . Vậy ta học và tập Violin là để hưởng thụ âm nhạc, chứ chuyện cao xa sẽ tự đến đâu thì đến .


1- Vệ sinh đàn là cần thiết, là bắt buộc, trong đó có lau nhưa thông dính trên dây đàn .

2- Kéo đàn có tiếng rít, hay không ra tiếng nhạc vì nói chung 2 lý do:

a - Đàn kém chất lượng: Những đàn dưới 1 nghìn đôla (như các đàn của tôi) thường bị tật này .
b - Tay nghề kéo cung còn non kém . Mỗi đàn mỗi dây mỗi nốt thì cần một lực ép lông đuôi ngựa xuống
dây và một tốc độ kéo nhất định . Nếu ở đàn ấy, dây ấy, nốt ấy mà lực ép chưa đủ so với tốc độ kéo, thì
gây ra tiếng rít, còn lực ép quá nhiều so với tốc độ thì gây ra tiếng ọ ẹ . Vậy thì khi thấy có tiếng rít, thì
bạn kéo chậm hơn với cùng lực ép, hay kéo nhanh hơn nhưng đè lên dây mạnh hơn (cách này tốt hơn).
Còn khi thấy có tiếng ọ ẹ, thì kéo nhanh hơn với cùng lực ép, hay đè lên dây nhẹ hơn . Tiếng rít thường
xảy ra với những nốt không bấm ngón mà chỉ kéo dây buông, nên có thể chơi những nốt La và Mí bằng
những nốt bấm ngón. Khi tập những bài có tốc độ cao, việc bấm ngón khó khăn (chưa kịp bấm đủ mạnh
xuống bảng phím), chuyện tiếng rít hay xảy ra, nên đòi hỏi học sinh phải mua đàn đắt tiền hơn . Chuyện
tiếng ọ ẹ thì hay xảy ra ở lúc kéo chậm, tức là những lúc chuyển dây, và ở đầu những nốt nhạc (khi nốt
nhạc bắt đầu vang lên, thì trước đó dây đàn chưa rung) nên khi bắt đầu kéo nốt nhạc thì nên nhẹ tay đè
và kéo nhanh lên . Chuyện kéo nhanh hơn khó thực hiện khi bài tập vốn đã nhanh rồi, nên học sinh tập
đến những bài này cũng bị đòi hỏi phải mua đàn đắt tiền hơn . Vì vậy, khi đi mua đàn, cần một người có
trình độ chơi cao mà thử đàn, và cũng cần có những bài để thử đàn . Những bài này có những nốt nhạc
vào những chỗ hay xảy ra tiếng rít và tiếng ọ . Khi chơi những bài này mà không thấy có tiếng rít hay tiếng
ọ thì đàn tốt, nếu có ít tiếng rít hay tiếng ọ thì cũng khá, nhưng nếu chơi không hay, hoặc có nhiều tiếng
rít và tiếng ọ, thì là đàn kém . Tùy theo kết quả của bài thử nghiệm mà so sánh giá cả . Trước kia có người
có những bài nhạc Violin để thử nghiệm, nhưng tôi bận chưa kịp ghi chép lại, nên bây giờ bận, chưa mò ra
được . Đó là trình độ của tôi chưa chơi được những bài đó, nên chưa vội . Dù sao, tôi cũng đủ sức thử
những đàn trong tầm túi tiền của mình . Dù bạn có giỏi chơi thử được đàn tốt, bạn chưa chắc đủ tiền mà
mua nó, có biết, cũng chẳng chia sẻ được cái tài ấy cho tôi, có phải không ?

Violin! New dream~~4

Bạn Sỏi đá:

Cứ tập nhiều sẽ kéo hay - tức là ít lỗi, và có lỗi nhẹ thôi .

Hàng triệu người tập và chơi Violin, chỉ có vài người đếm trên đầu ngón tay mới không có lỗi thôi.
Nói thế có nghĩa là cả các thày giáo của bạn và của tôi cũng còn có lỗi, tuy không nặng đến nỗi
ta thấy được (người khác thấy), nhưng chưa được hoàn hảo, khiến họ không thể nổi tiếng được.

Ngày xưa tôi tập giây buông chỉ có vài chục giờ thôi . Người ta nói phải vài trăm giờ hay nhiều hơn
nữa, nhưng tôi không có ý đồ trở nên nổi tiếng, nên không tập nữa. Cái này còn tùy từng người .
Bạn chỉ tập vài giờ có thể bằng tôi tập vài chục giờ, nên bạn cứ nghe tiếng đàn của mình, rồi tự
quyết định lấy . Nghe thày là một chuyện, nhưng tập đàn cũng là một phần của cuộc đời mình, mà
cuộc đời mình thì mình phải quyết định lấy, chứ làm gì có thày nào quyết định cho mình được ?

À, mà tôi tập kéo cung, giây buông hay có bấm nốt, thì không theo phách nào cả . Thày dạy tôi,
tức là cha tôi, thì chỉ dặn kéo thật chậm thôi. Cha tôi không có trường lớp nào cả, nên có lẽ không
bằng thày của bạn . Tuy thế, lấy lý mà suy, thì tập kiểu của bạn được 2 cái lợi một lúc là kỹ thuật kéo
và kỹ thuật nhịp, còn kiểu tập của tôi thì chỉ tập trung vào mỗi một việc thôi .

Bạn hieuvo:
Bạn trích đoạn nào cần dịch ra thì tôi may ra mới giúp bạn được, chứ bây giờ muốn tôi làm từ điển âm
nhạc Violin thì quá sức tôi. Nhiều khi đoán mò ra còn hơn tra từ điển nữa đó . Cũng có khi đoán mò
cũng không ra, vì trình độ mình chưa đến chỗ ấy, thì tạm quay về nhà tập luyện, rồi sau đó xuống núi
trả thù cũng chưa muộn. Tôi không học trường lớp nhạc ở ViệtNam và ở Mỹ, nên ai nói gì kỹ thuật quá
thì tôi cũng chẳng cần hiểu nữa . Ví dụ ở đây các bạn dạy các Quãng, mà tôi chẳng bao giờ thuộc được.
Tôi không cầu tiến, nên thấy bở thì đào, thấy nạc thì vạc, thấy xương thì lùi. Làm việc với tôi, bạn nên
tấn công dồn tôi hết lối thì tôi mới chịu động tay động chân, chứ buông một câu gió thoảng thì tôi cũng
nhanh chân mà chuồn.

Bạn Meowtwo:

Kỹ thuật thứ nhất: Kéo cả bow, thật chậm, giây buông hay bấm nốt, sao cho tiếng to đều nhau .
Kỹ thuật thứ hai: Kéo 1/3 bow, đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn cuối, thật chậm, tiếng đều .
Kỹ thuật thứ ba: Kéo nửa bow.
Về ngón tay: bấm gam Đô suốt từ giây Sòn đến nốt Lá của giây Mí, rồi đi ngược lại.

Áp dụng 3 kỹ thuật bow vào kỹ thuật ngón tay này thì mất chừng nửa năm.
Tuy nói 3 kỹ thuật bow, nhưng vào các bài tập thì có rất nhiều kỹ thuật nhỏ để đạt được kỹ thuật trên,
như chuyển bow từ giây này sang giây khác, trở bow khi bấm nốt, áp dụng 3 kỹ thuật trên vào bài có
nhịp, vân vân. Có những bài rất hay, chủ yếu là bài hát, chỉ cần các kỹ thuật trên (luyện 5 năm), là đủ
chinh phục các sân khấu rồi. Nhiều nhạc sì Violin giỏi vẫn tập những bài cơ bản này. Những kỹ thuật cao
hơn thì ít xài, và nhiều người có tập, nhưng khi biểu diễn thì cố gắng tránh đi.

Nói chung, tôi sẽ không nói về các kỹ thuật chơi Violin nữa . Bạn cần chơi bài nào, cứ đưa lên cho mọi người
tham gia . Chúng ta cùng đóng góp ý kiến, vì một bài có thể chơi bằng nhiều cách, tùy theo tài năng của
mình, không bắt buộc phải chơi theo cách của người giỏi .

Bạn hieuvo2107:

Người tập đàn và người chơi đàn không bắt buộc phải đọc trôi chảy các nốt nhạc. Ví dụ những nhạc sỹ mù.
Tuy thế, người mù có chỗ không bằng người có mắt, nên họ cũng nghĩ ra các cách đọc bằng in chữ nổi .
Vì thế suy ra, ai cũng nên biết đọc, và nên đọc thật nhanh.

Chuyện chơi đàn mà thuộc lòng thì rất thường . Một bài thơ dài 1 trang giấy bạn có thể học thuộc lòng sau
suốt 8 giờ (một ngày) và đa số bà con chỉ cần học 4 giờ là thuộc làu làu. Một bản nhạc Piano một trang giấy
tương đương với một bản nhạc Violin nửa trang giấy, chơi đúng nhịp thì dài chừng 2 phút, nhưng tập thì
lâu hơn, và mỗi buổi tập có thể chơi 20 lần . Một tuần tập đều, bạn đã tập được 100 lần . Không chuyên
cần, và già như tôi, một tuần có thể tập 40 lần, và 2 tuần lễ có thể chơi tạm tạm được . Vậy đến khi chơi
được khá hơn để có thể biểu diễn bài ấy trước công chúng, thì ít nhất cũng có cả tháng trời, tập ít ra cũng
200 lần, làm sao mà chẳng thuộc, kể cả là đầu óc bã đậu đi nữa.

Kỹ thuật đọc nhạc nhanh rất có lợi khi mình học bài mới, và nhất là đi chơi với bạn bè cùng hội cùng thuyền.
Ví dụ, tôi đến một nơi đông người, có người kéo áo, mời đệm đàn cho họ hát một bài, và đưa bản nhạc cho
mình để tiện chơi cho dễ . Lúc ấy, trước khi người khác đang giới thiệu, rồi người hát đang chào mọi người,
thì mình đã phải liếc mắt nắm được bài hát này như thế nào rồi, và sẵn sàng kéo đoạn đầu (đoạn chủ đề) có
biến đổi để dạo nhạc, hay đoạn điệp khúc trước khi trở lại Tempo (nhịp của chủ đề), để người hát vào bài
dễ dàng và trơn tru. Đôi khi, người ta đưa bản đệm của đàn Piano, thì mình cũng tùy theo lúc đó có Piano
hay Guitar hay không mà đệm Violin cho phù hợp, không nên chơi trùng với họ. Như thế kỹ năng đọc nhạc
nhanh còn giúp mình phối khí nhanh và kịp thời nữa .

Dù thế nào, thì đọc nhạc nhanh cần có thời gian, không nóng vội được . Khi tôi học Piano và Violin, tôi đọc
rất dở, chủ yếu dựa vào thuộc bài . Tôi tập đến đâu thì nhớ (chưa thuộc được) đến đó, và giở trang nhạc
ra để nhớ những kỹ thuật mà chơi thôi . Mấy năm đầu, dù có mở bài mới ra, tôi cũng phải đếm lần từng
giòng mà đọc ra nốt nhạc . Tình hinh này cũng xảy ra với 100% các học sinh tôi dạy đàn . Tuy thế tôi đã
thấy đứa con gái của anh bạn tôi, chỉ tập mấy năm Piano mà đọc rất nhanh . Nó đôi lúc có thày, nhưng
phần lớn thời gian thì không có thày . Như thế có thể thấy đọc nhạc nhanh cũng không khó (với người
khác, nhưng khó đối với tôi) . Tôi khi nào chịu tập đàn, thì đọc nhanh lên một chút, và khi nào không chịu
tập đàn, thì đọc chậm lại . Nghe người ta chơi đàn, và tay cầm bản nhạc, thì biết được họ có chỗ nào sai
hay không, nhưng tự mình chơi bản đó, thì đọc không nổi (tuy rằng tay thì thừa sức chơi được).
l

Tôi không học lý thuyết nhạc suông, mà chỉ học chơi đàn thôi .
Tôi thừa biết những ai học lý thuyết suông thì chẳng hiểu biết gì cả .
Tôi chẳng tin bạn đã học được nhiều, và không cần học thêm nữa .
Nếu là thày dạy nhạc cho bạn, tôi cho bạn học lại từ ban đầu, và chỉ
những gì tôi dạy, mới được coi là bạn đã hiểu biết .

Chẳng nên hiểu là tôi cậy tài giỏi, mà là tôi đã có kinh nghiệm dạy nhiều
người rồi, kể cả người có bằng Master trên đại học, trong khi đó tôi chỉ
mới có bằng đại học thôi. Kinh nghiệm của tôi là: những gì lý thú, thì chỉ
cần học 1 lượt, nhưng những gì vô nghĩa, không lý thú, thì phải tập, trải
nghiệm nó nhiều lần mới hiểu và nhớ được . Ví dụ tập đi xe đạp, tập bơi,
là những động tác vô nghĩa, không thể nào chỉ học lý thuyết là xong .

Thí dụ cụ thể như bài tập Violin của bạn có ghi nhịp 2/4, thì mẫu số nói với
bạn rằng đơn vị tính phách là nốt đen, còn tử số cho biết mỗi nhịp có 2 phách .

Nốt đen có độ dài bằng nào, thì có thể ví dụ một con số cụ thể là một giây
đồng hồ (Đen = 60) hay là nửa giây đồng hồ (Đen = 120) . Nếu bạn không
có Metronome, thì lấy đồng hồ có kim giây ra mà tập cũng được . Con số 60
có nghĩa là một phút gõ nhịp 60 nhát . Con số 120 có nghĩa là một phút đánh
nhịp 120 lần .

Kéo trên Violin, thì bạn phải chơi những nốt đen này theo đúng nhịp của máy
(metronome) hay đồng hồ . Bài tập với bow, thì có thể tập chậm, mỗi nốt kéo
hết từ đầu đến cuối, dài 1 giây, chậm hơn nữa, mỗi nốt kéo hết 1 cung, dài 2
giây, hay 5 giây . Tập kéo nhanh, thì mỗi nốt dài 1/2 giây hay 4 nốt một giây .
Có những đoạn nhạc một giây kéo được 7-8 nốt, và mỗi nhát kéo bow chỉ kéo
một đoạn ngắn chừng một ngón tay hay nửa ngón tay thôi.

Nói như thế, có nghĩa nhịp điệu chỉ có giá trị tương đối khi chơi một đoạn nhạc
kéo dài vài giây . Bài chậm thì 1 đen kéo dài mỗi giây, nhưng bài nhanh thì 1 đen
kéo dài 1 phần của giây .

Trong bài này, nếu bạn học Violin, thì phải cả tháng, tập được hơn 2 chục bài, chứ
không dễ như học lý thuyết đâu .


Bài này anh thày giáo dạy cách kéo cung chuyển sang giây đàn khác .
Anh ta không dạy bấm nốt nhạc bài này .
Vả lại, bài này bấm nốt không có gì khó và khác thường cả .
Đó là vị trí thứ nhất .
Trên giây La, ngón trỏ bấm nốt Si, ngón giữa bấm nốt Đố, và ngón nhẫn bấm nốt Rế .
Trên giây Mí, thì các ngón lần lượt bấm vào nốt Fa, Son, La .
Bạn cần biết bài này là bài đầu tiên của giáo trình Suzuki, chứ không phải bài thứ mấy .
Trong này đã có người đăng giáo trình Suzuki rồi . Bạn download về mà nghiên cứu đã .

Tôi tóm gọn những điều anh ta nói như sau:
1- Cánh tay trên, cườm tay, và cung phải nằm trong một mặt phẳng, hay gần như vậy .
2- Khi kéo cung trên một giây đàn, thì mặt phẳng cánh tay và cung giữ nguyên không đổi .
3- Kéo một giây đàn nào, thì mặt phẳng cánh tay và cung có 1 góc độ cho giây đàn ấy .
4- Khi kéo cung chuyển sang giây đàn khác thì phải ngừng kéo cung,
không vừa chuyển giây vừa kéo cung.

Trong bài tập này, học sinh chỉ tập kéo đoạn 1/3 ở giữa cung mà thôi. Không tập kéo đoạn cung dài .
Có thể lấy giấy dán vào cần cung để chia cung ra làm 3 đoạn, rồi tập thì nhìn vào cung và chỗ đánh dấu đó .

Các vạch trên Violin thì chỉ đúng trong chính cái đàn đó thôi, không đúng với các đàn Violin khác .
Cũng như Guitar, đàn có hàng trăm cỡ khác nhau, thì độ dài các phím cũng hàng trăm cỡ khác nhau.
Ví dụ Violin có các cỡ 4/4, 3/4, 1/2, 1/16, vân vân, thì phím đàn 4/4 là dài nhất .
Trong các đàn 4/4 thì chẳng cái nào bằng cái nào cả, mà dài ngắn khác nhau, vì làm bằng tay,
tùy theo tùy hứng của nhà làm đàn . Ở nhà máy, mỗi một loạt Violin xuất xưởng thì chúng hoàn
toàn dài bằng nhau, nhưng bán ra khắp thế giới, thì bạn cũng khó tìm thấy 2 đàn của cùng 1 xưởng
cùng một series, để 2 cái đàn đó dài bằng nhau .
Trong cùng một đàn Violin, một khi bạn dịch cái Cầu (Bridge) hay con Ngựa đàn, thì khoảng cách
của các phím đàn bị thay đổi, hoặc dài ra, hay ngắn lại .
Muốn biết khoảng cách là bao nhiêu, hoặc là bạn tự nghe, nhờ người nghe, hay dựa vào một cái
máy lên giây điện tử, cho bạn biết tần số âm thanh bạn bấm ngón là bao nhiêu Héc (hertz).
Tuy thế, tôi đã nói nhiều lần ở những bài khác, vẽ phím bấm chỉ để cho học sinh mới học, có lợi
bấm ngón nhanh . Sau khi học sinh bấm ngón đúng rồi (chưa thể đúng nốt nhạc đâu) thì phải
bỏ các dấu phím đi, để học sinh luyện bấm đúng nốt nhạc . Bạn nếu học Guitar thì cũng biết là
bấm đúng phím đàn thì tiếng đàn cũng chưa hẳn là đúng đâu, nữa là Violin không có phím .

Những nốt nhạc Sòn, Rê, La, Mí có thể kéo giây buông, không cần bấm ngón.
Đến trình độ cao, các nốt đó thường được bấm ngón để tiếng mềm hơn, kêu ra từ da thịt của
ngón tay người, không kêu ra từ phím gỗ của đàn . Vì vậy, bấm ngón hay chơi giây buông là
tùy theo ý thích của bạn, hay tùy theo sự đòi hỏi của thày giáo (để dạy với từng học sinh).
Trong bài này, là bài thứ nhất cho học sinh mới học Violin, thì các nốt này đều không bấm ngón.

Trong bản nhạc, các nốt Fa đều là F# cả, không có nốt nào F thường . Nếu bạn đọc ra F thường,
thì bạn đọc sai rồi .

Bài này Suzuki soạn cho học sinh mới, nên mới tập chơi trên 2 giây đàn mà thôi . Sau đó mới dần
dần kéo lên các giây khác khó chơi hơn . Bài này vốn là dân ca Đức, là một đứa trẻ thơ nói đến Mẹ
nó, nên nét nhạc rất ngây thơ, trong sáng, dễ nghe . Mozart dựa vào đó mà viết ra 12 biến tấu
cho Piano . Rất nhiều người làm biến tấu cho bài này, trong đó có cả tôi, vì dễ làm biến tấu lắm .
Nó vốn ở gam Đô trưởng, nhưng vì Suzuki soạn lại, nên là ở gam La trưởng, là tông có 4 nốt thăng .
Học sinh mới học mà nhìn thấy có 4 nốt thăng thì hoa mắt chóng mặt, nên ông ta không viết 4
nốt thăng vào đầu giòng, mà chỉ khuông nhịp nào có nốt nào trong 4 nốt đó, ở đây là nốt FA, thì
ông ta mới viết vào thôi . Mỗi khi viết dấu hóa bất thường, thì nó có tác dụng suốt cho đến hết
khuông nhịp đó, hay cho đến khi có dấu khác vào nốt đó . Vì vậy, nốt Fa thứ 2 ở trong cùng một
khuông nhạc với nốt Fa thứ nhất cũng phải chơi Sắc (Sharp - thăng) như nốt Fa thứ nhất .

Học sinh thường không hỏi các câu hỏi của bạn đâu . Một giờ phải trả 30 đôla cho thày dạy, mà
hỏi như thế, thì số tiền trả cho bài này phải lên đến vài trăm đô . Học đến đâu, biết đến đấy .
Khi học xong phổ thông, nhìn lại, bại tự thấy nhiều điều thày giáo làm mà mình không hiểu .
Học gì cũng vậy, và học Violin thì cũng vậy . Sách viết cho học sinh thì khác, mà sách viết cho
thày giáo thì khác . Học trước thì biết trước, nhưng những cái thấm vào người, thì không hơn
bạn học cùng lớp là bao nhiêu đâu . Tuy vậy, ở đây không phải lớp học, bạn tùy tiện muốn hỏi gì
cũng được, chỉ cần hỏi đúng cụ thể vào bài là được, đừng hỏi chung chung những câu mà muốn
trả lời phải viết thành bài, hay thành hàng trăm trang giấy .

Violin! New dream~~3

Đánh dấu trên đàn là lối trẻ con Mỹ học Violin, những đứa bị bố mẹ bắt học, mà không thích Violin.
Bấm theo nốt vẽ thì kéo ra những tiếng gần đúng nhạc, và cái tai mãi mãi chẳng biết nốt nhạc phải
như thế nào mới là đúng . Luyện tập kiểu này thì mắt và tay có thể nhanh .

Những người tập Violin thực thụ thì bấm theo tiếng đàn, như lối người mù tập đàn, thì mắt và tay
không nhanh, nhưng thời gian tập bấm được đúng sẽ ngắn hơn . Cho dù vài tháng, vài năm, thì cũng
có ngày họ bấm được đúng nốt nhạc, mặc dù đàn bị đứt giây, hay chùng giây.

Để kết hợp 2 kiểu tập trên, bạn có thể vẽ nốt nhạc mà tập bấm cho nhanh ngón tay . Đến khi ngón tay
đã nhanh bấm được tất cả các nốt đàn rồi (mỗi giây đàn chỉ cần bấm 3 ngón thôi, chưa cần tập ngón
út) thì phải chấm dứt ngay, và chuyển sang bấm và nghe tiếng đàn xem có ra bài nhạc không.

Còn kỹ thuật rung, thì ngày xưa lối Pháp chỉ rung cổ tay thôi . Ngày nay thì tha hồ làm sao ra được
tiếng đàn rung là được. Có thể rung cả cánh tay đến tận nách, có thể đến khuỷu, và có thể chỉ cổ tay
thôi. Tùy ý thích của mình, mà gắng tập luyện lối chơi, lối rung của mình. Đừng tập 10 năm lối
chơi này, rồi lại đổi ý tập lối chơi kia. Tôi là người hay thay đổi lối chơi, các kiểu đều có thử
nhưng chẳng lối nào thành tài.

Khi rung thì đàn nhất định bị rung bị lắc theo không thể tránh khỏi . Cách cầm đàn cũng phát triển
theo trình độ người chơi, không thể nói trước được. Có nói, hay có giết người mới tập, thì họ cũng
không thể cầm đàn như sư phụ được. Khi nào bạn lên đến trình độ nào, thì sự hiểu biết, suy tính,
chọn lựa, và kinh nghiệm, mới giúp bạn cầm đàn, bấm nốt, rung, và kéo cung thế nào . Một bài violin
vơ lòng mà sau hai chục năm bạn choi lại, mới hồi tưởng lại cái vụng về bỡ ngỡ ngày xưa, mà có nó
bạn mới có mấy chục năm sau.


Học sách nào cũng được. Tôi không biết Paganini có sách dạy Violin.
Nếu kéo cung hay chạm giây, thì bạn nên mua một con ngựa mới (tiếng Anh gọi là cây cầu - bridge)
mà lắp vào. Ngựa mua về bao giờ cũng cao và dày hơn ngựa đang xài.
Bạn ướm ngựa cũ vào mà vẽ mẫu lên cầu mới sao cho cao hơn, và cong hơn.
Sau đó, gọt mỏng nó đi ở mặt trước còn 1 milimet, còn mặt sau để phẳng.
Khi lắp cầu, nhớ cho mặt sau vuông góc với mặt đàn, còn mặt trước đương nhiên phải xiên.
Khi ngựa cao và cong thì không bao giờ kéo cung chạm giây.
Khi ngựa cao quá và cong quá thì khó kéo khi chuyển từ giây nọ sang giây kia.
Lúc chuyển giây, cánh tay phải quạt một vòng rộng hơn, tốn thời gian và công sức hơn.
Vì vậy, lắp ngựa phải thử nhiều lần, có thể tốn nhiều ngựa mới được tốt.
Để tìm ra hình ngựa phù hợp với mình, bạn có thể làm nhiều ngựa để thử gọt các hình ngựa
với đường cong khác nhau . Đến khi được kích thước lý tưởng, lúc ấy mới làm ngựa tốt.
Nếu ngựa mình tự làm lại dễ chơi hơn, và nghe hay hơn, thì lần sau khỏi tốn tiền mua nữa.

Bài học tôi muốn nói ở đây là:
1- Đừng mê tín thợ làm đàn và người bán đàn rằng họ là số 1 trên đời
2- Phải học tập để mình có thể làm chủ được cây đàn: chế tạo, sửa chữa, tháo lắp, thay đổi các phụ kiện.

Học sách nào cũng được. Tôi không biết Paganini có sách dạy Violin.
Nếu kéo cung hay chạm giây, thì bạn nên mua một con ngựa mới (tiếng Anh gọi là cây cầu - bridge)
mà lắp vào. Ngựa mua về bao giờ cũng cao và dày hơn ngựa đang xài.
Bạn ướm ngựa cũ vào mà vẽ mẫu lên cầu mới sao cho cao hơn, và cong hơn.
Sau đó, gọt mỏng nó đi ở mặt trước còn 1 milimet, còn mặt sau để phẳng.
Khi lắp cầu, nhớ cho mặt sau vuông góc với mặt đàn, còn mặt trước đương nhiên phải xiên.
Khi ngựa cao và cong thì không bao giờ kéo cung chạm giây.
Khi ngựa cao quá và cong quá thì khó kéo khi chuyển từ giây nọ sang giây kia.
Lúc chuyển giây, cánh tay phải quạt một vòng rộng hơn, tốn thời gian và công sức hơn.
Vì vậy, lắp ngựa phải thử nhiều lần, có thể tốn nhiều ngựa mới được tốt.
Để tìm ra hình ngựa phù hợp với mình, bạn có thể làm nhiều ngựa để thử gọt các hình ngựa
với đường cong khác nhau . Đến khi được kích thước lý tưởng, lúc ấy mới làm ngựa tốt.
Nếu ngựa mình tự làm lại dễ chơi hơn, và nghe hay hơn, thì lần sau khỏi tốn tiền mua nữa.

Bài học tôi muốn nói ở đây là:
1- Đừng mê tín thợ làm đàn và người bán đàn rằng họ là số 1 trên đời
2- Phải học tập để mình có thể làm chủ được cây đàn: chế tạo, sửa chữa, tháo lắp, thay đổi các phụ kiện.


Nếu bạn đã thử nhiều cách rồi mà vẫn còn tật, thì lỗi tại đàn.
Tôi cũng có một cây Violin bị tật này.
Chỉ còn cách xê dịch cây cột chống (sound post) bên trong đàn xem ở chỗ nào thì đàn kêu tốt nhất.
Nhớ là khi xê dịch nó về phía trong, tức là phía giữa mặt đàn, thì cần có cây cột cao hơn, và dịch
ra phía lỗ chữ F, thì cần cây cột ngắn hơn.
Hầu như tật này do cái dầm trần gắn dưới mặt đàn chỗ chân ngựa (cầu - brige) bên trái, nên xê dịch
cây cột chống chỉ làm đàn kêu tốt hơn lên một chút ít thôi.

Đó là kinh nghiệm để bận sau bạn mua đàn thì nhớ thử các đặc tính này nhé.
Phải chơi thử các nốt trầm nhất (Sòn Là Sì Đồ), và các nốt cao nhất cuối bàn phím của giây Mí.

Guitar tuy thuộc loại đàn phím, nhưng cũng là loại đàn giây, nên có vài đặc tính như Violin .
Đó là đặc tính nhạy - Responsiveness - là dễ choi nếu đàn tốt .
Đàn rẻ tièn thì không nhạy: bấm, gảy hay kéo cung một lúc ròi mới kêu.
Violin 1 nghìn đô trở lên thì rất tốt . Tôi đã từng được chơi thử rồi .
Khi đã có đàn rồi, thì tốt hay xấu cũng phải xài, và phải setup - lắp đặt - cho nó nhanh hơn .

Về cái cầu hay con ngựa đàn, thì mới mua về bao giờ cũng cao và dày hơn nhiều
Nếu nó lùn và mỏng hơn, thì hết cách điều chỉnh và lắp đặt .
Tốt nhát, bạn phải gọt và mài giũa cho nó thấp xuống và mỏng đi .
Cẩn thận kẻo thấp quá mỏng quá thì phải vất đi.
Làm nhiều lần, cho tới khi có độ thấp trước khi vất đi thì dừng lại .
Muốn biết độ thấp vứt đi, thì phải bị sai một lần .
Vì vậy, lần ấy nên làm vào một con ngựa mình đẽo lấy bằng gỗ thường .
Khi có kich thước rồi, thì lấy nó làm mẫu mà gọt con ngựa tốt mua về .


TungNhi:
Violin điện cũng như Guitar điện, không có thùng rỗng cộng hưởng, tự nó không có tiếng vang, chỉ
có tiếng kêu rất nhỏ, không biết giống âm lúc có điện chừng nào, nên tập nó lúc không có điện
cũng chẳng giúp cho lúc có điện, vì 2 lúc này khác nhau lắm.
*
Violin thường có thể làm cho kêu nhỏ lại được, bằng cách lấy một cái cặp mà cặp chặt con ngựa lại
(tiếng Anh gọi là cái cầu - Bridge). Bạn có thể làm cái cặp bằng miếng cao su đế dép Bác Hồ, tức
là lốp xe hơi. Nó có hình quạt, đồng dạng và to hơn con ngựa một tí. Đáy của nó thì bạn xẻ dọc làm
đôi hình chữ V để nó ngoạm vào cái cầu. Nơi giây đàn chạm vào nó, thì bạn phải khoét nó đi, để nó
không chạm vào giây đàn. Khi cho nó ngoạm càng sâu càng chặt xuống con ngựa, thì con ngựa càng chắc
khó rung, nên khó truyền năng lượng của giây rung xuống thùng cộng hưởng của đàn, làm tiếng đàn
càng nhỏ đi. Tuy vậy, tập Violin lúc bị cặp thì chẳng ích lợi gì, vì bạn không thấy được những cái
dở (những cái dở đó kêu bé quá) mà sửa. Dù sao, đó là ý kiến của tôi, mà nhiều người cho rằng cái
suđin (tôi nghe tiếng Việt từ nhỏ, mà quên tiếng Anh của nó rồi) có lợi như bạn nói. Vì vậy, ban
nên làm thử cái suđin (chỉ 1 giờ gọt miếng cao su vứt đi ở chợ Hàng Da) mà tập xem sao.
À, vừa tra Internet, thì cái đó gọi là cái câm đàn (Mute)
http://en.wikipedia.org/wiki/Violin
*
Violin điện cần bộ mix cho riêng nó. Tùy bộ míx này mà âm ra loa của nó hay hay dở. Cũng vì bộ mix
này mà giá tiền khởi đầu của nó khá cao hơn violin thường, và tỷ lệ chất lượng âm thanh so với giá
thành thì kém violin thường. Khi đi nơi xa vắng như non cao biển rộng, thì luôn luôn cặp kè bộ
mix, loa, và acquy (batteries) thì nó cũng lỉnh kỉnh hơn. Nếu muốn kéo một bài mùi mẫn cho một em
mới quen, thì đừng lôi cả bộ này ra dọa em nhé.
***
Thiên thần Đen:
Mời bạn coi chương trình tự học Violin và Fiddle của Học Nhạc nhé.
***
Angek:
Violin khác Piano ở chỗ dàn bán và đàn mới mua về thì bao giờ giây cũng sai.
Muốn học lên giây Violin, mời bạn coi chương trình tự học Violin và Fiddle.
Có hướng dẫn lên giây Violin bằng tiếng Anh ở đây:
http://store.musicbasics.com/howtotunviol.html
Violin truyền thống thì chỉ có 4 cái tay vặn lên giây ở đầu đàn thôi.
Violin bây giờ thì ở phía đuôi có lắp mỗi giây một cái tinh chỉnh (fine adjuster - tunner)
, * * * - * * * ,* * * - * * *
***
Cái digital lên giây gọi là Tunner, có nhiều loại lắm, từ 10 đô trở lên:
Farley's PocketTones Mandolin/Violin Tuner
Amazon
Amazon Amazon

***
Tôi chưa từng nghe thấy ai bị tai nạn vì giây Violin đứt bao giờ cả.

Bấm nốt khó và mỏi có thể do đàn lắp đặt cao quá, nhưng trình độ lắp đặt giây phải là bậc thày
dạy Violin mới làm được . Nếu bạn có can đảm, thì khía sâu cục gỗ đầu đàn bên ngoài bàn phím
đàn để giây thấp xuống gần bảng phím hơn . Nếu khía sâu quá, mà giây chạm vào bảng phím, thì đã
làm hỏng cục gỗ này, phải thay cục gỗ khác. Còn chiều kia, thì gọt cho ngựa thấp xuống. Nếu ngựa
thấp quá, khi chơi bị đụng giây xuống bảng phím, thì phải vứt đi.
*
Khi bấm một giây lại chạm giây khác thì có lẽ ngón tay của bạn hơi to. Bạn có thể thuê người tháo
cái bảng phím đàn ra mà thay vào bằng một bảng phím khác to hơn . Tuy thế, bảng phím không thể
to quá cần đàn được. Tôi xưa nay chưa bao giờ đo để biết người ta để giây cách xa bao nhiêu.
Nhiều người ngón tay nhỏ, muốn đặt các giây gần nhau để dễ chơi, và nhanh chóng khi bấm ngón sang
các giây khác, thì họ đặt làm bản phím nhỏ lắm. Riêng tôi thì khoảng cách giữa các dây là quá lớn,
cần để dịch chúng lại cho gần nhau hơn.
*
Lời khuyên cho bạn bây giờ là nhờ ai đó (bậc thày) dạy cho cách lắp đặt Violin .

Bạn hieuvo:
Guitar thì gảy, còn Violin thì kéo cung, nên kỹ thuật gảy tay phải Guitar không có ở Violin .
Guitar có phím đàn, còn Violin thì không, nên kỹ thuật bấm ngón tay trái Guitar không có ở Violin .
Nói chung, kỹ thuật ngón đàn Guitar không giúp gì cho việc học và chơi Violin cả .
Tuy thế, học Guitar giúp bạn có kiến thức âm nhạc, giúp bạn học các đàn sáo khác dễ hơn người
chưa biết một loại đàn sáo nào cả .

Bạn MewTwo:
Violin học từ vỡ lòng, qua các lớp từ thấp lên cao, dần dần học các kỹ thuật chơi Violin .
Chơi đàn nào cũng có nhiều kỹ thuật, học lớp nào biết lớp ấy .
Học sinh tốt nghiệp phổ thông nếu có ai hỏi đã học những gì, thì khó mà trả lời được .
Người học Violin mấy năm, cũng khó trả lời đã học những kỹ thuật gì .
Bạn mua một cuốn sách tự học Violin thật mỏng, cũng có hàng chục kỹ thuật nó dạy trong đó .
Nếu thuê thày dạy, học vài năm cũng chưa học hết cuốn sách ấy .
Thế nhưng muốn học hết cuốn ấy, thày giáo cũng có thể chiểu bạn mà dạy gấp trong 6 tháng.
Có điều tay đàn là của bạn, chứ không phải chữ thày dạy cho bạn, mà tay đàn thì ở chữ "võ luyện"
chứ không phải ở chữ "văn ôn."

Bạn muốn tự học, bây giờ hãy kiếm một giáo trình đi đã .
Sau đó mở sách ra, học bài Một .
Bài này cũng đã có nhiều kỹ thuật rồi . Chỉ một giòng của nó, ngày xưa có cha tôi dạy, tôi đã phải
tập hơn một tuần . Tôi không biết ngày ấy tôi chơi bài này đến đâu, nhưng bây giờ nhớ lại, chỉ biết
là hơn một tháng đầu tập mới giúp tôi cầm đàn lên kéo được vài phút mà không mỏi tay.
Vì thế, kỹ thuật thứ nhất là: tập Violin liền 10 phút không cần bỏ đàn xuống nghỉ.
Cùng với kỹ thuật này, còn những kỹ thuật khác nữa như: kéo cung một giây đàn, mà không bị kéo
2 giây, không bị chạm vào đàn, không để cung chạy ra khỏi khu vực kéo cung . Tay trái thì biết cầm
đàn, bấm vào các nốt đàn đúng lúc tay phải kéo cung giây đàn đó. Bằng ấy kỹ thuật, thực hiện được
tạm tạm, thì mất đứt 1 tháng hay 2 tháng . Bù lại, bạn ọ ẹ kéo được vài bài đàn rồi .

Mong bạn hiểu ý tôi nói: học đến đâu biết đến đó, không thể học tủ, không thể học nhảy cóc, đi
đường tắt, chưa học làm tính cộng, đã muốn học làm tính trừ ngay.
Ngoài ra, học một giáo trình nào, thì phải theo nó đến cùng, không nên nhảy từ giáo trình này sang
giáo trình khác, vì mỗi giáo trình là một chương trình dài ngày hoàn thiện cho chính nó. Nhảy từ giáo
trình này sang giáo trình khác thì sẽ bị khó khăn chậm tiến, và có lỗ hổng. Mỗi lần thay giáo trình, học
sinh cần có thày giáo dạy những kiến thức bổ sung để có thể theo kịp giáo trình mới.

Violin! New dream~~

Bạn có thể ra dốc Hào Nam cạnh nhạc viện Hà Nội để hỏi.Nên vào cửa hàng Vạn Xuân số 39 dốc Hào Nam.Ở đây giá cả khá ổn.Ông chủ hình như cũng chơi Violin.
Tel: 8516701

Còn đây là một địa chỉ khá đáng tin cậy cho bạn: Lê Đình Viên, 17 Quốc Tử Giám Hà Nội, nhà cuối ngõ(hỏi đầu ngõ ai cũng biết :D).
Ông Viên làm đàn khá lâu năm và kinh nghiệm. Đàn của ông có chất giọng khá riêng. Theo đánh giá trực quan của mình thì đàn của ông Viên làm có khả năng cạnh tranh với trường quốc tế khá cao.Giá đàn tùy theo chất lượng đàn.Bảo hành khá tốt,đàn hỏng nặng vẫn có thể đem đến nhờ ông sửa(biết nịnh một tí có khi ông còn không lấy tiền sửa :D).
Điện thoại : 8438258

Về lý thuyết, chơi các loại đàn thật dễ vô cùng, ngoài yếu tố bên ngoài là đàn tốt,
còn phụ thuộc thần kinh vận động người chơi đàn, và tâm hồn của người chơi đàn.

Tôi nói về lý thuyết, chứ thật ra, làm gì có cái gì thuần tuý lý thuyết ?
Vì vậy, xin đừng bắt bẻ tôi là chơi violin thật khó, tôi liệu chơi đã ra gì mà mạnh mồm?
Thực tế, hai yếu tố kỹ thuật tay và tâm hồn là một bể học và luyện mênh mông,
không có năng khiếu, đừng nói đến chuyện mài sắt mà nên kim được .

Rào trước đón sau mãi, xin bắt đầu bàn sơ qua về kỹ thuật chơi violin . Bàn kỹ thì
không thể, vì chỉ có nhà nghề chơi đến đâu mới hiểu đến đó thôi.

Nhìn qua, thì violin thật đơn giản, trừ phần cao thì quá xa giọng người, còn phần thấp
thì còn thua giọng nam trung. Khoảng âm thanh thì hạn hẹp, violin thường chỉ chơi đơn,
chứ rất ít chơi 2D (hoà ăm) như Guitar hay Piano đươc, thế thì những cái khó khăn chơi
Violin cũng bị hạn hẹp lại. Những cái khó khăn ít ỏi còn lại đó lại là những trở ngại
rất ít người vượt qua được . Nếu Piano và Violin phát không cho những ai muốn tập, thì
số người chịu tập Piano lâu hơn 1 năm sẽ gấp 10 lần số người chơi Violin . Điều đó có thể
thấy ngay ở những bài tập vỡ lòng . Người tập Piano có thể hoàn thành những bài này dễ
dàng, nhưng người tập Violin, kể cả khi được thày giáo khen, cũng khó mà nghe nổi tiếng
đàn mình chơi.

Tiếng đàn Violin phụ thuộc vào những yếu tố nào ngoài yếu tố nhạc cụ?
1- Lực Lông đuôi ngựa đè lên giây đàn
2- Tốc độ lông đuôi ngựa lướt trên giây đàn
3- Lực ngón tay bấm lên giây đàn và bàn phím

Sẽ bàn tiếp


Có nhiều trường phái sư phụ dạy Violin lắm.

Tôi có:

1- Sách Pháp trước năm 1954. Cha tôi dạy tôi sách này 3 năm thuở tôi học cấp 2 và cấp 3,
mới đến 2/3 cuốn. Lẽ ra với học sinh Violin bình thường thì chưa đến 1 năm. Sau khi đến
Mỹ vài năm, tôi về SaiGon thăm cha tôi đã vào ở đây, thì mua sách cũ ở các tiệm SaiGon.
Sách này khổ to hơn khổ giấy thường, và mấy trăm trang. Scan những trang này thì ốm, vì
sách to hơn scanner của tôi.

2- Sách Suzuki, từ 1 đến 6, vì tôi chưa đủ sức tập những tập cao hơn. Sách mới toanh,
dạy cho trẻ con 4 tuổi. Phương pháp này thì người lớn sốt ruột lắm, nhưng trừ vài cuốn
đầu ra thì học nhanh như gió cuốn, toàn những bài Classical quen thuộc và hay.
Phải biết mình ở cuốn nào mà tập, nhưng tốt nhất thì kiên nhẫn tập từ cuốn 1, những bài
dễ thì tập nhanh, coi như ôn lại kỹ thuật thôi. Scan mấy trăm trang thì không có sức.

3- Sách Duncan, gồm 2 cuốn, cho người lớn, học nhanh học lướt chứ không kỹ. Tự học mấy
cuốn này có thể vài tháng thì xong, nhưng chưa dày công luyện tập được đến chất lượng
tối thiểu . Tôi đã load nó lên ở TTVNOL, trong Classical. Một cuốn dạy Violin, và cuốn
kia dạy Fiddle. Hai lối chơi khác nhau, Violin chơi Classical, còn Fiddle chơi nhà quê.
Fiddle luôn chơi nhanh, vui, lớn tiếng. Classical thi nhanh chậm, vui buồn, tiếng to
tiếng nhỏ chứ không chỉ chơi các điệu nhảy mà thôi như Fiddle.


Tôi không ở ViệtNam, không biết ở đâu bán Violin .

Ở Mỹ, có thể mua ở eBay, hiệu Yitamusic Thượng Hải, giá từ 200 đến 400 đôla thì rất tốt.
Bạn cứ đợi đến hết giờ đấu giá thì nâng lên vài đôla là mua được, không sợ hớ đâu.

Còn đàn của bạn kienbeo trên kia, tương đương với Yitamusic trên ebay giá 200 đôla.
Học sinh Mỹ học Violin thường bắt đầu học với đàn chỉ một nửa giá đó, là đàn tệ nhất .
Đàn Trung Quốc, ví như YiTaMusic thì 400 đôla trở lên là có thể làm đàn biểu diễn rồi.

Sau đây là vài dàn eBay YiTamusic giá không quá 200 đôla:

http://instruments.shop.ebay.com/ite...in&_osacat=619

Nhớ tìm đàn "T19 Violin" ở "Musical Instruments" nhé.

Ngày xưa người ta tập Violin chủ yếu là tự học.

Thật ra, chỉ những trình độ cao cấp, người học đàn mới cần thày thôi,
vì những miếng kỹ thuật ấy rất khó, phải giảng giải rất kỹ mới tập
được, còn những bài dễ như bài hát, thì cứ kéo mãi cho thành thạo
thì tiếng đàn cũng hay hơn. Chuyện bấm nốt nhạc cho đúng thì thày
chẳng thể nào dạy được, mà phải tuỳ cái tai của người chơi. Cũng
như Guitar, tuy nốt đàn có phím, mà có người tập rất lâu mà chẳng
bấm cho ra tiếng đàn.

Ở hoàn cảnh Việtnam, muốn tự học Violin, phải có tiếp xúc thẳng với
âm nhạc, phải biết hát vững, hay biết chơi một loại đàn nào đó, tốt
nhất là Guitar, vì nó cũng là đàn có giây. Đòi hỏi phải biết chơi
Piano hay keyboard thì khó khăn quá, vì những đàn này đắt hơn Guitar,
lại cồng kềnh khó mang vác và cắm điện. Chỉ có violin là rẻ tiền thôi.
Ở Trung quốc, các ngõ hẻm đều có người chơi Violin. Chỉ có điều là
nhiều thày giáo dạy Violin nhạc dân tộc, nên phong trào Violin ở
Trung Quốc không có tỷ lệ nhân tài và quần chúng cao. Ở Việtnam,
nếu tập Violin không cổ điển, chỉ tập những bài hát, thì cũng lâu tiến.
Chậm tiến không phải ở chỗ kỹ thuật, mà là ở tâm hồn âm nhạc. Nếu chỉ
thích nhạc Việtnam, thì tâm hồn âm nhạc sẽ nghèo nàn. Bây giờ Việtnam
cũng dễ chơi Internet, lên YouTube sẽ trau giồi tâm hồn âm nhạc dễ
dàng hơn, mà khỏi phải mua CD tốn tiền.


1- Bấm nốt đàn Violin là một vấn đề suốt cuộc đời chứ không phải chỉ lúc mới tập đâu.
Bạn thử lắng nghe những cao thủ chơi một bản cổ điển mà coi. Có những lúc nốt đàn phải
thật gọn ghẽ như Piano, nhưng có những nốt ỷ eo như mèo kêu, nhưng kêu hay, chứ không
phải như tôi chơi bị ra tiếng mèo kêu đâu. Đó là cái hay của Violin mà Piano chịu chết
không thể nào chơi được. Chỉ có đàn bầu và nhị đua được với Violin cái chỗ này. Guitar
thì các cao thủ cũng thể hiện được chút ít.

2- Tập đàn thì phải lâu dài, từ dễ đến khó, từ không hoàn thiện đến chỗ tốt hơn lên,
chứ làm gì có bí kíp sư phụ truyền cho để bỗng dưng thành tài? Lý luận chỉ một câu,
thì luyện hàng trăm hàng nghìn giờ cũng chưa biết được bao nhiêu phần trăm. Chơi được
hay đến đâu là mừng đến đó, chứ so tài với người khác thì chỉ buồn mà nản chí thôi.
Bạn cũng nên hiểu tôi gần 60 tuổi, mà nghe trẻ con 10 tuổi còn thấy thua kém, thì
phải biết là mình phải có ý chí mới trụ lại được với Violin, chứ không bỏ cuộc như
hàng vạn người khác, violin quẳng vào thùng rác, hay cho không cũng khó kiếm được
người muốn lấy.

3- Nhịp phách của nhạc cổ điển thật khó. Chỉ có người học theo sách mới học thành nhịp.
Người chơi nhạc mới đã quen, nghe nhạc cổ điển violin mà không có giàn nhạc đệm, thì
không biết nhịp phách rơi vào những nốt nào, chỗ nào. Đó là vì lối chơi cổ điển không
giữ nhịp phách đều đặn, mà thay đổi luôn luôn và đột ngột tuỳ theo cái mood của bài.
Cùng một bài, mà 2 cao thủ violin chơi, cũng thấy khác nhịp với nhau, và khác cách kéo
cung lên xuống, giật và luyến, kéo bao nhiêu phần của cung, vân vân. Nếu chỉ nghe tiếng
đàn của họ mà ghi chép cách kéo cung theo mình đoán ra, cũng không đúng như thật, vì
cách xử lý tiếng nhạc của họ khác cách kéo cung của mình, và vì thế họ cũng không kéo
giống nhau. So với Piano, thì chơi violin có thể có nhiều cách thể hiện khác nhau nhiều
hơn, và rõ ràng dễ thấy hơn. Vì thế, với trình độ của tôi với bạn, tốt nhất phải chơi
đúng theo bản nhạc, kể cả những chỗ bắt kéo cung 1 nửa hay 1/3 hay 1 phần tư, vân vân.

Ban hỏi vài câu nhưng nếu trả lời đến nơi đến chốn thì phải vài ngày .
Tôi không có thời gian và công lao như thế .
Học sinh có thày dạy cũng vài tháng vài năm mới cầm đàn cầm cung được
đúng nữa là . Bạn thử coi người chơi Guitar phải tập bao lâu mới cầm
được đàn cho đúng?

Bây giờ bạn hãy lên YouTube mà tự học. Nếu vài tháng mà vẫn thấy chưa
ổn, thì cũng chẳng lạ. Ngày xưa tôi được cha tôi dạy mà cũng phải vài
tháng mới tạm cầm được, và đến khi mình tự tin cầm được đàn cũng phải
vài năm.

Về chuyện lên giây đàn, thì bộ khoá giây Violin đơn giản gấp mấy lần bộ
khoá Guitar. Nó giống như khoá giây Nhị và Đàn Bầu. Học sinh mới học thường
tự hỏi, vì sao không làm bộ khoá Violin như Guitar ? Câu trả lời là: để
âm thanh được tốt, và vì bộ khoá Violin đơn giản nhưng đủ xài rồi, việc
gì phải rắc rốit thêm?

Vì cấu tạo đơn giản nhất, bộ khoá lên giây Violin ở những đàn rẻ tiền thường
bị bệnh: nếu chặt thì chặt quá, rất khó lên giây, còn nếu lỏng thì lỏng quá,
không giữ được giây ở độ cao mon muốn. Lý do là ở chỗ tay vặn không hoàn toàn
khớp với lỗ của nó. Để chữa bệnh này, tay vặn và lỗ phải làm theo tiêu chuẩn
toàn cầu, và có đồ gọt tay vặn (như cái gọt bút chì) và đồ doa lỗ (như giũa tròn)
để sửa cho tay vặn hoàn toàn vừa khít với lỗ . Ngoài ra, còn có một loại chất
nhờn bôi vào chỗ tay vặn và lỗ vặn giây sao cho chúng không quá chặt cũng không
quá lỏng.

Sau khi sửa soạn đâu vào đấy rồi, người chơi Violin có thể tay phải kéo cung để
nghe tiếng, còn tay trái vặn tay lên giây cho đến khi nghe thấy chuẩn âm.

Lý thuyết thì như vậy, nhưng tôi không có đàn đắt tiền (như đàn nhà tôi thuở tôi
còn ở ViệtNam) và không có đồ sửa soạn, nên mỗi lần lên giây phải toát mồ hôi lên
gồng, vặn tới vặn lui khá lâu mới lên giây được như ý .

Thái độ người tự học phải là xông xáo, không dựa vào ai, cái gì cũng dám liều, dần
dần việc gì cũng làm được, không như học sinh học trong trường hay có thày. Có thày
thì đỡ sai những bước ban đầu, nhưng không có nghĩa họ trở thành chuyên gia ngay.

Các thày dạy thường thần thoại hoá nghề của mình, doạ học sinh ai không theo bí kíp
của thày sẽ bị tẩu hỏa nhập ma . Cha mẹ và học sinh cũng không muốn thày chỉ là
người thường cộng vài năm cọ kẹ trên giây đàn . Vì thế ta cũng không nên tranh biện
với họ làm gì. Tay đàn là do công sức miệt mài mà nên, không thể nhồi vào sọ được .
Dù bạn có đọc hàng núi sách dạy, học, tập, và biểu diễn, cũng không thể thay cho tập
đan được. Chẳng thế mà nhiều thày có bằng Master, Doctor về nhạc, nhưng chẳng chắc
có chơi hay hơn được học trò mà họ dạy.

Còn bạn mới tập mà đã chơi võ vẽ Guitar rồi thì là chỗ rất hay cho bạn. Cách lên
giây Violin hơi giống cách lên giây Guitar ở chỗ mắc giây và vặn giây. Cái khác
nhau ở chỗ giây Violin bao giờ cũng lên được chuẩn, vì nó không có phím . Chỉ cần
so sao cho các giây đúng hoà âm quãng 5 là xong . Lên giây Guitar thì khó hơn, vì
có thể nói Guitar không thể lên giây được . Hễ đúng ở nốt này thì sai ở nốt khác.
Vì vậy, bạn hãy cứ yên tâm, coi chuyện này như pha đi nhé .

Người mới tập Violin, ai cũng thế cả .
Nếu bạn có lưng tốt, thận tốt, thì đỡ hơn .
Còn mỏi tay cầm đàn nữa, vì tay ít vận động và giữ ở tư thế này .
Tay cầm cung kéo thì ít mỏi, vì tay thường cử động như vậy.
Chịu khó tập 200 giờ thì sẽ hết mỏi.

Guitar chỉ lên giây tương đối, có nghĩa là 2 nốt ở 2 giây trùng nhau
ở một chỗ nào đó, nhưng 2 nốt ở 2 giây chỗ khác thì không thể
trùng được. Nói một cách khác thì được chỗ này mất chỗ kia. Yếu
điểm ấy là vì Guitar có phím, không thể làm hợp âm chính xác cho
mọi chỗ được. Muốn có hợp âm chính xác ở Guitar, thì các phím
phải méo mó xẹo xọ đi,không thẳng hàng.

Còn Violin thì chỉ cần các giây hoà nhau trong hợp âm quãng 5 là
được. Nếu bạn chơi Guitar mà nghe quen hợp âm quãng 5 thì có thể
lên giây Violin được. Người tập Violin, ví dụ là chính tôi đây, thì
sau 7-8 năm mới lên giây được. Đương nhiên với các cháu có tài
thì chỉ cần vài tháng. Còn bạn, mong rằng vài tháng đến một năm
là có thể lên giây Violin. Tôi không biết lên giây Violin là vì
ỷ lại có cha tôi là thày dạy Violin lên giây cho. Đến khi vắng
cha tôi bất ngờ, thì tôi không thể tập được nữa, và vài năm sau
mới có bạn chơi dạy cho. Tuy rằng bạn chỉ hướng dẫn vài lượt, nhưng
nhờ vài năm chơi Piano, tôi đã có thể theo được hướng dẫn này.
Nếu được đào tạo chính quy thì có thể không đến 7-8 năm, lúc tôi
đã trên 20 tuổi rồi. Nếu học sinh còn nhỏ quá, lại không phải
thiên tài, thì cũng không có cách nào nhồi vào sọ nó được.
Vì thế, tôi nói, tuổi tác, kinh nghiệm đời cũng giúp ta học
được nhanh hơn. Bạn đã có Turner, mong rằng nó giúp bạn luyện
đôi tai nghe được hợp âm chùm và hợp âm rải, mới chơi được
Violin và lên giây được. Nếu chỉ ỷ lại lúc lên giây, thì từng
ngón tay bấm cũng không đúng, và rất lâu mới lên giây không cần
turner được .


1-Như yêu cầu của bạn thì khó quá, vì người có tai chuấn tuyệt đối rất hiếm (absolute ears).
Người thường như chúng ta thì có tai đúng tương đối, tức là biết so giây với âm chuẩn .
Lên giây Violin là kiểu lên quãng 5 đúng, còn lên giây Piano là kiểu chia đều tần số trong quãng 8.
Ngoài ra còn vài kiểu lên giây nữa, nhưng tôi không nghiên cứu kỹ, cũng không nhớ tiếng Anh là gì.
Vậy phải có âm mẫu La để so giây La. Sau đó kéo 2 giây buông liền nhau để nghe hoà âm quãng 5 của
giây La và giây Mí, hoà âm quãng 5 của giây La và giây Rề, sau đó chỉnh giây Sòn cho hoà âm với
giây Rề.

2- Giây không chuẩn thì tai không chuẩn, và tay không chuẩn. Tuy vậy, cũng không đến nỗi nguy
hiểm lắm đâu, mà chỉ chậm bước học lại mà thôi. Phần lớn học sinh học Violin mấy tháng hay mấy
năm đầu không có tay chuẩn và tai chuẩn . Vì vậy bạn không có tai chuẩn và tay chuẩn cũng không
sao . Riêng tôi, thì tai có thể gọi là gần chuẩn khi so âm, nhưng tay thì rất dở, chẳng bao giờ
bấm đúng nốt cả, mà đều phải có xê dịch chút ít mới bấm đúng nốt. Bạn nghe tôi đàn sẽ thấy ngay
điều này.

3- Bạn lên Internet eBay hay Amazon mà tìm "Peg Drop" mà mua rồi rỏ vào khe lên giây giữa peg
và peg hole thì sẽ hết chuyện phiền hà này .

4- Mảnh gỗ chặn giây đàn tiếng Việt gọi là Ngựa, nhưng tiếng Anh lại là Cầu (Bridge). Cắt gọt
và đặt cầu cần một số kinh nghiệm, thì âm thanh mới hay, to, và dễ chơi. Trong đó, vị trí cầu
không quan trọng lắm. Nếu đặt cầu lui lại, thì giây sẽ dài ra, và từng phím đàn cũng sẽ dài ra
và đặt cầu tiến lên, thì từng phím đàn cũng ngắn lại. Giở Toán ra mà tính, thì sai số khi di
chuyến cầu nếu là vài milimét, thì từng phím đàn sẽ sai lệch vài phần nhỏ của milimét, còn
nhỏ hơn độ sai của tay bấm . Vì thế, chỉ khi nào bạn sắp đi biểu diễn mà đặt cầu không đúng với
vị trí khi bạn luyện tập thì mới đáng lo. Khi nào đặt cầu sai trước khi biểu diễn khá lâu, thì
bạn đủ thời gian tập luyện với bộ phím mới của vị trí cầu này.

Tôi không tìm đọc các tài liệu nói về chuyện lên giây lắm, nhưng hoà âm quãng 5 đúng
được bàn rất nhiều. Tôi đã đọc một số về nó, nhưng bây giờ chẳng còn nhớ họ nói gì.

Chỉ tóm lại, tôi có lẽ theo kinh nghiệm, cứ vặn giây hoặc lên, hoặc xuống đến khi nào
nghe thấy 2 giây chập lại làm 1 thì thôi. Nếu vặn quá thì nghe thấy hoà âm đang chập
làm 1 bỗng tách rời ra thành 2 đường khác nhau.

Kiểu bạn lên giây là so 2 giây có cùng một nốt, cùng một tần số, không phải là hoà âm
như quãng 5, là hoà của 2 âm có 2 tần số khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về
phần này coi vật lý nó thế nào: 1) Tỷ số tần số, 2) Tỷ số chiều dài của giây đàn.

Còn về ngựa đàn, nếu không mua được, hay vì nó quá đắt, bạn có thể làm được .
Bạn cần có ý chí dám làm, và tinh ý tìm tòi, suy nghĩ trong thử nghiệm thì làm tốt .

Ngựa đàn phải làm bằng gỗ không cứng quá, phải chẻ theo chiều đi qua tâm lõi cây
gỗ, và phải đục lỗ để giảm bớt khối lượng của nó cho dễ rung động. Có nhiều kiểu
thiết kế cho ngựa đàn, mà kiểu thường là kiểu trên chữ T, dưới chữ H hay chữ X.
Bạn có thể làm trên chữ O cũng được. Chiều trên thì ở gần lõi, còn chân thì ở
mé ngoài vỏ của thân cây. Điều quan trọng là nó phải làm bằng gỗ cũ, như các xà
nhà cũ phá ra chẳng hạn, thì âm thanh mới hay.

1- Tập kéo giây buông rất tốt. Trên TTVNOL box Classical Music tôi có nick là CoDep .
Có người thấy tôi chơi trên YouTube có sai sót kỹ thuật nên khuyên tôi tập giây buông
để nâng cao kỹ thuật kéo cung. Đương nhiên lời khuyên này đúng về mặt lý thuyết,
nhưng tôi không nghe theo, vì trên thực tế nó chỉ áp dụng với người trẻ ít kinh nghiệm
thôi . Tôi có đủ kinh nghiệm để tránh cái sai sót đã xảy ra trong lần đăng trên YouTube
đó, cái lần không để ý mà có sai sót, chứ không phải kỹ thuật kém đến nỗi sai sót không
thể tránh khỏi. Mặt khác, người có tuổi không thể đợi đủ tài mới chơi đàn được . Tuy bạn
còn trẻ, nhưng chắc bạn không muốn tập vài năm kỹ thuật suông rồi mới tập những bài chơi
chứ hả? Theo tôi, tập như bạn một thời gian giây buông là tạm đủ . Sau đó thỉnh thoảng
tập giây buông thôi, và thời gian tập giây buông chỉ không quá 1 năm. Để nâng cao kỹ
thuật kéo cung, tôi hay tập kéo thang nốt, ví dụ kéo gam Đô trưởng chẳng hạn, mỗi nốt
một cung thật dài, sao cho âm thanh đầu cung kéo cũng như tiếng đàn cuối cung kéo. Đó
là lúc trẻ thôi, hồi còn học đàn cha tôi dạy, và thỉnh thoảng 2 năm sau đó nữa. Bây giờ
thì tập kỹ thuật thẳng ngay vào bài chơi, chứ không chịu tập bài thuần tuý kỹ thuật nữa
rồi. Để diễn tả ý muốn nói, tôi bịa ra những con số như sau:
Code

       Tỷ số thời gian tập kỹ thuật thuần tuý và thời gian tập bài chơi
                   Tháng 1          Năm 1         Năm 3         Năm 10
Học sinh  6 tuổi    100/0           80/20         50/50        30/70
Học sinh 16 tuổi     90/10          50/50         20/80        10/90
Học sinh 26 tuối     70/30          70/30         10/90        00/100

2- Trong TTVNOL Nhạc Cổ Điển, tôi đã đăng 2 cuốn Tự Tập Violin và Fiddle .
Bạn có thể lục tìm mà tập theo cả 2 cuốn một lúc cũng được . Cùng một tác giả, nhưng
2 tốc độ học khác nhau .


Violin chơi đúng nhạc lý thuyết, không cao hơn, không trầm hơn.
Vậy giây La của nó là nốt La chuẩn, độ cao 440 Héc, viết ở giữa khung nhạc khoá Son.
Nốt Đồ thấp nhất của nó so với Piano là nốt Middle C, viết ở trên một gạch phụ dươi
khung nhạc khoá Son, cũng trên một gạch phụ trên khung nhạc khoá F. Các nốt khác,
bạn cứ theo Scale trên khung nhạc và trên bảng phím (Guitar, Mandolin, hay Banjô đều
được) mà lần ra. Tập Scale violin, bắt đầu tu*` nốt thấp nhất trên giây Sòn, lên đến
nốt cao nhất trên giây Mí, không cần biết gam gì.

Tôi cũng biết gọi các nốt nhạc bằng ABC kiểu Mỹ, nhưng không thích biến nốt nhạc
thành thang chữ số như Piano, như trong tù người ta gọi tù bằng số tù.

Theo cách học Violin Suzuki, thì trẻ con không học Scale trước, mà học những bài hát
chúng đã biết rồi trước. Thày chỉ dạy ngón nào bấm vào giây nào thôi, còn chuyện chuẩn
âm thì chúng tự khắc biết, vì so với bài hát sẵn có trong trí óc chúng rồi. Sau một
thời gian khá dài, chơi được nhiều bài khá chuẩn âm, thì chúng đã bấm khá chuẩn chỗ
phím đàn rội. Lúc đó tập Scale chỉ là ôn tập và hệ thống lại mà thôi.

Bạn không có khái niệm độ cao âm thanh của nốt nhạc viết trên giấy, nên gần như không
thể học được đàn giây, là những đàn không phím như Piano. Có 2 cách khắc phục được
điều này: 1) Mua một cây Mandolin mà tập chơi những bài sẽ tập Violin để có khái niệm
độ cao nốt nhạc. Mandolin là đàn cùng cỡ cùng độ cao, cùng phím đàn với Violin nên
rất dễ dàng cho bạn . Nếu đòi bạn mua Piano mà tập trước thì tốn kém quá. 2) Coi và
nghe DVD của Duncan, người dạy chương trình này. Tôi có đĩa của Duncan, nhưng không
biết làm sao lấy ra mà đưa lên YouTube được, mà cũng bận cuộc sống hàng ngày, không
thể làm được.

Cách dán giấy hay vẽ màu lên bảng phím là cách thày giáo Mỹ dạy trẻ con, nhưng tôi phản
đối cách này . Đó là cách học một cách lười . Chúng ta đã biết, học là một quá trình
tích cực nhận Information, rồi Process chúng mà biến thành skills của mình, chứ không
phải quá trình nhồi sọ. Lười là nhồi sọ, không có processing, nên rất lâu mới hình thành
được skills trong từng neuron thần kinh và từng bắp thịt. Kiểu này đã tước bỏ việc làm
của tai, mà giao cho mắt làm . Như vậy bạn sẽ trở thành một người tinh mắt, còn tai thì
nghe nhạc mà không biết nốt gì . Hoặc là khi bạn nghe được nốt thì cái tinh mắt của bạn
chẳng biết để làm gì nữa, uổng công luyện quá. Cái công ấy mà dồn vào luyện tai cả thì
có phải nhanh hơn không? Bọn Mỹ còn nghĩ ra cái khung lắp vào chỗ trống dành cho kéo
cung để khỏi kéo cung ra ngoài. Có cái khung này, thì học sinh không kéo cung ra ngoài
như các học sinh không có lắp khung này, nhưng đến khi kéo cung được đúng chỗ thì lâu hơn.

Tôi không muốn mở lớp dạy Violin trên Internet, vì tôi không có thì giờ. Dạy đàn ngoài
lý thuyết (có thể viết được) ra còn phải chơi đàn làm mẫu cho học sinh nghe và nhìn, rồi
phải nghe và nhìn học sinh chơi đàn để uốn nắn nữa . Những việc này có thể làm qua YouTube
nhưng công ghi chép Video Script và đưa lên YouTube không phải ít. Một kỹ thuật dạy cho học
sinh thì đứa này bị tật này, đứa khác bị tật nọ, làm sao mình biết được tất cả các tật có thể
xảy ra mà hướng dẫn trước? Dạy phòng ngừa cái sai mà nó không có thì làm gì? Ngoài ra, một
tật của học sinh chưa hẳn một kế chữa của thày mà nó hết, mà thày phải nghĩ kế thứ hai xem
nó có khỏi không, rồi kế thứ ba, thứ tư nữa nó mới đỡ, rồi vài tháng sau cái chứng tật ấy
mới căn bản xóa bỏ. Nếu bạn từng dạy 1 loại đàn rồi, bạn sẽ hiểu những điều tôi nói.

+4 EXP

Tớ nghĩ là tớ không nhầm trong việc trả lời, cái tớ muốn nói ở đây là môi trường, môi trường bác học thì violin là bà chúa của dàn nhạc, bà chúa của âm thanh, nhưng đặc thù của violin là cần có tai nhạc chuẩn, lý do là ở chỗ violin không có nốt, ngay đến việc làm quen để độ cảm âm chính xác đã mất rất nhiều thời gian, mặt khác violin là nhạc cụ "ĐỘC TẤU" - đã độc tấu thì bạn thừa biết là phải trên tầm sơ sơ một bậc dài, nghĩa là phải tập tác phẩm, phải có hồn vào thì tiếng violin mới hay được, mà trình độ cao thì phải tập thật là lâu, chứ sơ sơ tiếng ọ ẹ, bài vở không thông thì nói thật không mê được.

Nói với bạn là các nhạc cụ khác như guitar, organ (tôi không nói đến piano), bạn chỉ cần tập sơ sơ qua qua là có thể vác đàn đi chơi được rồi, nhạc cụ tôi nói ở trên nó có tính chất "ĐỆM", nghĩa là để thể hiện "đệm" một bài nào đó mà có người hát thì dễ hơn nhiều so với độc tấu bài nhạc nào đó. Đấy là lý do cơ bản để số người đến với guitar, keyboard nhiều hơn violin.

Thật sự thì học nhạc cụ nào cũng khó, để học "thành tài violin" hay thành tài piano cũng cần ngót ngét chục năm khổ luyện, guitar thì ngắn hơn, nhưng cũng phải tính đơn vị vài năm, đấy là điều kiện mà không phải ai cũng có thể theo được, với những người chỉ "chơi chơi" thì lựa chọn một nhạc cụ vừa tầm với mình, vừa với sự đầu tư, và vừa với tính hữu dụng là một lựa chọn tốt, trong trường đại học sinh viên có thể truyền tay nhau để đánh romance, để bắt lợn quạt chả, để ê a slowrock, chứ chuyền tay nhau ọ ẹ violin e là hơi khó đấy, bạn có đàn violin treo trong nhà bạn có tùy tiện cho ai cũng sờ vào nghịch thử tí không??? guitar thì có đấy

@BQT: Tôi viết bài này không phải là với mục đích chê bai gì violin trong nội dung của box này, cũng không phải đưa cái nhìn bi quan về violin của việt nam, mong rằng đến một ngày nào đó đất nước ta giàu mạnh, kinh tế khá giả, âm nhạc trở nên phổ cập, đại chúng như các nước phát triển, lúc đó nhà nhà violin-piano, người người violin-piano ấy mới là "chuẩn", bài viết này chỉ là suy nghĩ cá nhân trong thời điểm hiện nay mà thôi.

Cách dạy đàn của DunCan cũng như cách dạy đàn Violin ở Mỹ mà tôi biết đều giống nhau ở chỗ là
tập giây Mí trước, rồi lan dần sang các giây trầm hơn .

Cách tập này dễ hơn cách học cổ truyền vì lối cổ truyền bắt học bấm cả 4 giây, khối lượng học quá
nhiều, độ khó quá cao ngay từ bài đầu, vì giây trầm đòi hỏi phải vặn tay nhiều hơn, chóng mỏi mệt
hơn. Bấm giây cao thì cánh tay, cổ tay, bàn tay đỡ gồng hơn, và giây cũng mỏng nhẹ hơn, dễ bấm hơn.

Cách tập giây cao trước có cái dở là học sinh phải đọc khóa có nhiều dấu thăng, trong khi lối cổ
thì bắt đầu tập với scale gam Đô, chẳng có thăng giáng gì cả.

Tuy vậy, lý thuyết bao giờ cũng dễ hơn thực hành, nên nhìn chung, học theo lối mới thì tốt hơn, và
học sinh xây dựng tay đàn kỹ thuật nhanh hơn. Bạn chắc chẳng ngại gì các gam, phải không? Khó khăn
về gam chỉ có ở các trẻ nhỏ thôi. Nếu chúng tập Piano hơn 1 năm rồi thì cũng biết chút ít về gam và
các nốt thăng giáng.

Bạn biết chơi Guitar thì rất có lợi cho việc tự học Violin, và bạn hoàn toàn yên trí không cần thày
cũng không cần CD hay DVD. Cũng đừng lo tập sai kỹ thuật sẽ thành tật. Về nguyên tắc, chơi các loại
đàn đều phải tự nhiên theo bản chất của loài người. Vì vậy ta có thiên hướng chơi đúng, không có
tật xấu. Các chứng tật xấu xảy ra từ bản chất từng người . Có người không có tật xấu kỹ thuật chơi
đàn nào . Có người có nhiều tật, và mỗi người có những tật không giống người khác. Đó là vì bắp
thịt, gân các ngón tay, khớp các đốt xương, thần kinh vận động từng thớ thịt đường gân khác nhau,
chất trong máu và thịt khác nhau, dẫn đến động tác tự nhiên có những thiên hướng khác nhau. Ai nhanh
nhẹn khéo léo chân tay thì tập Violin cũng nhanh hơn . Tôi vụng về chậm chạp nên kịch trần của tôi
thấp, không thể chơi khá hơn nữa được . Cái may ở chỗ là kịch trần thấp, nhưng vẫn thừa cho quần
chúng ái mộ. Vì vậy, nếu bạn không lù đù quá, bạn có nhiều khả năng được quần chúng mến mộ hơn tôi.

Bạn chịu khó học nhanh 2 cuốn, đừng nên để quá 1 năm . Tuy là 2 cuốn, nhưng không phải là 2 lớp đâu,
mà là có nhiều bài cho bạn luyện, đỡ nhàm chán. Nếu có thể, thu Video Clip đưa lên YouTube, sẽ được
người tình nguyện chỉ dạy kỹ thuật cho. Họ là những thày giáo siêu trình độ của mình. Chỉ khéo miệng
một tý thì có nhiều người giúp lắm.

Tôi cũng hay nhắm mắt chơi Violin . Nó thành tật . Đôi khi chơi Violin ở chốn công cộng, giật mình
mở mắt ra nhìn chốn xa xăm chứ không dám nhắm mắt nữa, khỏi bị người ta cười chê nhắm mắt.

Celtic Woman - A New Journey - You Raise Me Up

Saturday, January 16, 2010

Ăn uống list, updated!

Chưa ai mở hàng cho bác Thịnh ah :P
Mình mở vậy

1.Bánh xèo và bún thịt Huế ở Mai Hắc Đế, số thì e ko nhớ rõ nhưng nó ở ngay đoạn cắt ngang với Tô Hiến Thành

Bún :20k/bát, thịt mềm và thơm

Bánh xèo : 12 hay 15k/ cái ko nhớ lắm

2, Bún đậu
-Ngõ Phất Lộc: ai cũng bit rồi
-Ngõ Trạm : ăn lúc đông thì hơi khổ, đậu ko đc già
-Phạm Đình Hổ : đoạn cắt với Lò Đúc, có giả cầy ngon, tuy nhiên ăn giờ đông thì đậu cũng ko đc già

3.Bún chả :Nguyễn Công Trứ : cũng ko nhớ số, chỉ nhớ là đoạn giao nhau với Lò Đúc hướng về phía Hàng Chuối .Hôm nọ mới ăn 17 hay 18k/suất, ko nhớ lắm . Nem cua bể 4k/cái.Có cua bể hay ko thì ko chắc nhưng nem ăn khá được

Tạm thế, bao giờ nhớ post tiếp
Mà sao mình toàn bún biếc thế nhở
__________________

nộm bò khô ở đâu mọi người hĩ??
Đối diện nhà thờ ở phố Hàm Long. Chỗ này có nộm bò khô, trứng vịt lộn, đu đủ, bánh bột lọc. Mấy quán sát nhau ngay gần ngã tư luôn

Lên cái list cho Thịnh tà kưa cái:

Bún bò Nam Bộ ở Hàng Điếu
Bánh Huế trong ngõ Trần Hưng Đạo
Quẩy rán ở Hàng Bông
Trà đá Đào Duy Từ
Bún miến trộn trong ngõ Hàng Bún
Bánh đúc nộm và đồ trộn trên phố Lê Ngọc Hân

- Bánh cay, bé bé, xinh xinh, giòn giòn, cay cay ở Đinh Liệt rẽ vào ngõ (e k nhớ địa chỉ cụ thể)

- Nộm hoa chuối gần ĐH Công Đoàn (6k/ đĩa) + đậu rán rất ngon (4k/ đĩa), quán này nhỏ nhỏ, ăn rất ngon, mỗi tội chỉ bán từ 4h - 8h pm, nghỉ t7, cn + có 1 bác phục vụ rất khó tính >"<. Cơ mà ngon!

(Còn nữa )

Bánh mỳ bít tết Ngọc Hiếu , Ngã tư Liễu Giai

Tối qua mới đi ăn với bạn gái, 50k/ suất Kể cũng ngon đấy. Nhớ lại thèm . hix

Các loại chè thì ở đâu nhỉ bà con?
Ngay ngã tư Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh có một quán cũng được. Mình thấy các bác già trẻ lớn bé vào đây cũng nhiều


Ốc chị Hằng 39 Đường Thành , nước chấm khá ngon, ngao ngiếc cũng ngon, thấy khen ghẹ cũng ngon nhưng mình chưa ăn bao h

Bán từ tầm 4h đến 6h thui

- Bún bò Nam Bộ ở hàng Bông 20k/ bát(cột đèn xanh đèn đỏ)
- chè bốn mùa Lương Văn Can 8k/ cốc, chè đen, xanh, sen,... ít loại nhưng ngon (đối diện Best Mum shop)
- Bít tết Hòe Nhai 23 -25k/ suất (tùy vào tâm trạng của chủ quán ), cứ gọi nước sốt thoải mái, ăn ngon, mờ rẻ , ăn xong sang Hàng Than ăn thêm Caramen + chè nhãn j đó


Chè bốn màu Lương Văn can vơi chè bốn mùa góc Trần Xuân Soạn chắc cũng 1 chủ
Đây chuyên chè HN, ko có sự pha trộn các loại chè này chè kia như các chỗ khác.6k/cốc
Đạc biệt xôi chè ở đây rất ngon, xôi vò ngon cực luôn

Thích mỗi chè ở chợ Nam Đồng

nộm bò khô ở đâu mọi người hĩ??
- Có nhiều nơi nhưng mình thấy ở bờ Hồ là ngon, quán đầu tiên khi đi trên đường Đinh Tiên Hoàng rẻ phải là khu hàng nộm nhưng là quán bên trái

+ Ốc Đức Mười ở Liễu Giai
+ Quán Hải Sản các loại ốc, sò, ngao biển cực kì phê và toàn loại lạ ở dốc hàng Than, đầu dốc và là quán đầu tiên


Trà Sữa chỗ Phan Chu Trinh quán có tên là Hồng Trà Sủi Bọt, được cái Trân Châu ngon nên nổi bật, còn trà sữa thì cũng xêm xêm các quán khác, tuy nhiên cùng giá tiền thì cốc bé xíu, uống ko đã.

Quán trà sữa Trân Châu ở đầu Chùa Bộc đối diện Cà fe làn sóng xanh, bán khá rẻ, nhiều vị, tuy ko ngon bằng nhưng uống đã, ở đây bán cả đá bào kem giá trung bình trà sữa đá bào cốc to là 12k mình tiện đường hay mua ở đây,buổi tối nếu lên tầng 2 ngồi thì được thưởng thức 1 ko gian khá teen với những dấu ấn cá tính của thực khách để lại, bên cạnh đó được nghe nhạc sống miễn phí do âm thanh lớn phát ra từ quán cafe làn sóng xanh đối diện bên đường .

Bún bò Nam bộ 30k/bát ăn ở phố gì mà gửi xe ở cái nhà riêng cách đó mấy mét ấy. Bát to vật vã phết, ở đây bán kèm giò lụa ngon phết, có cả nem chua, tuy nhiên mình chưa quen ăn bún bò Nam Bộ lắm, người Nam Bộ quen ăn ngọt, nên ăn hơi lạ vị, tuy nhiên cũng ngon đấy chứ.

Bún riêu thịt bò 25k/ bát trên phố Hòe Nhai, bán buổi tối, ăn cũng ngon ngon, tuy nhiên thỉnh thoảng ăn thôi, món này ko ghiền được

Chợ Đồng Xuân đi xuống 1 tí, ở cái ngõ gầm cầu long biên, rẽ bên tay trái ý, có bán lòng nướng,
món này trông thế mà ăn ngon phết, dân nhậu rất kết

ăn bò nướng thì ở đâu ngon + rẻ nhỉ mọi người

Ra Thợ Nhuộm ăn bún đậu mắm tôm đi Chỗ giữa phố Thợ Nhuộm, 1 đầu là Quang Trung, 1 đầu là Dã Tượng có hàng bún đậu mắm tôm ngon lắm. Tầm 20-25k là có Bún + đậu + chả cốm + thịt chân giò + lòng tràng. Trưa hay ra đấy ăn

Trà sữa Triệu Việt Vương thấy ngon nhất , pha đậm đà hơn các chỗ khác

Trà sữa Feeling Tea trên đường Giang Võ, Thanh Niên, Khâm Thiên, Cầu Gỗ là ngon nhất ạ ^^

Chị ko nhớ số, nhưng nó ở ngay gần đoạn giao với Đoàn Trần Nghiệp gần Vincom ý, cạnh May School ý

mình thấy bún bò ở Hàng Điếu đắt nhưng ăn cũng được mà

Bánh mỳ bít tết - 6 Hòe Nhai.

Ăn cũng khá đc, quán bán từ 18h.

Quán phở gà bán ăn sáng ở dưới Hào Nam (đối diện Nhạc viện Hà Nội - bên kia đường) ngon

Thêm quán phở gà gần nhà, ngay đầu Ngô Tất Tố,ngon + rẻ

Rượu ở quan Cuối Ngõ vừa đam bảo mà lại rẻ nhất...Có 15K một nậm,nhắm với hoa quả đặc biệt là khé thì đừng hỏi.
Quán nữa ở 8A Thợ Nhuộm...quán không có tên,anh em toan gọi la quán O....Tụ tập toàn các dân pro
Còn rât nhiều nữa như: Huynh đệ quan.......Thế đã đủ chưa nhỉ

Rượu ở quan Cuối Ngõ vừa đam bảo mà lại rẻ nhất...Có 15K một nậm,nhắm với hoa quả đặc biệt là khé thì đừng hỏi.
Quán nữa ở 8A Thợ Nhuộm...quán không có tên,anh em toan gọi la quán O....Tụ tập toàn các dân pro
Còn rât nhiều nữa như: Huynh đệ quan.......Thế đã đủ chưa nhỉ
ông này cũng ngồi Quán O à? He he, gặp đúng cạ. Tôi cũng hay ngồi đấy. Đợt này không được uống rượu nhưng mò ra đấy ngồi uống bát bảo, trêu 2 em phục vụ với nghe mọi người đàn hát, vui phết

Nem chua rán thì bạn lên cái ngõ Tạm Thương gần bờ Hồ mà ngồi thiếu gì hàng ấm cúng sạch sẽ hơn nhỉ . Ở đường Láng ngồi ngay cạnh đường, sau lưng là sông Tô Lịch

bạn lên quán bún bò giò heo Huế ở trên đường Thụy Khuê , qua cây xăng ở dốc Tam Đa 1 đoạn là thấy , nằm bên phải đường. bát nhỏ 15k , bát to 20k .Ăn khá ngon ,trời lạnh mà ăn thì cứ gọi là

Texas cạnh cầu Nguyễn An Ninh(thỉnh thoảng có)
Twenty Thái Hà - mình không biết có hôm nào, lần trước vào đúng hôm có piano
Serenade Ngô Quyền

Lẩu gà có thể ăn ở Gà hỏa lò trên đường yên phụ (rẻ) hoặc Bắc Hà ở Nguyễn Chí Thanh( gà đen nên đắt lắm:-ss )

Bánh mỳ thì ngay phan bội châu đoạn gần tòa nhà pacific í, ngon bổ rẻ

Bún thang bà Đức, Cầu Gỗ, bán sau 5h chiều, sau 5h chiều có thể vào chợ Hàng Bè, có cái nhà Phương Anh gì đó cũng ngon kinh

Bún thang bà Đức, Cầu Gỗ, bán sau 5h chiều, sau 5h chiều có thể vào chợ Hàng Bè, có cái nhà Phương Anh gì đó cũng ngon kinh
Thông báo là hàng đấy làm bẩn lắm


http://www.updatesofts.com/forums/showthread.php?t=183199&page=6