Monday, January 18, 2010

Violin! New dream~~5

Bạn hiểu nhầm rồi .
Học sinh học đàn không hỏi những câu như vậy vì:

1- Họ đang điên đầu thực hiện những đòi hỏi của bài đang tập, và những bài phải ôn kỹ.

Chuyện này phổ biến nhất . Khi học bài mới, thày giáo đã nói rất kỹ, và làm mẫu nhiều lần,
nhưng học sinh thấy rằng mình có hàng chục chỗ thiếu sót khi tập bài ấy, và họ lo lắng
chăm chú tập để đỡ các thiếu sót đi, mà không suy nghĩ lan man ra xa hơn bài đang tập.

2- Họ đã nhiều lần bị thày giáo nói: "Hãy tập tốt bài này đã. Còn câu hỏi thì quá sớm ."

Chuyện này rất ít khi xảy ra . Cũng như học sinh phổ thông, lâu lâu mới có học sinh hỏi
những câu phải lên mấy lớp nữa mới học đến . Phần lớn các học sinh tranh thủ thời gian
để đầu óc thanh thản vui vẻ, mấy khi tập trung tìm tòi những bài học cao hơn ?

3- Họ chưa đủ tiền trả cho thày dạy bài hôm nay, đâu còn có tiền trả cho thời giờ thày trả lời các câu hỏi.

Chuyện này xảy ra khi học sinh về nhà, và cha mẹ họ cho họ biết đã phải làm lụng vất vả, và tiết kiệm
những khoản chi eo hẹp khác để trả cho thày dạy Violin. Hoc Piano chỉ trả 20 đô một giờ, còn học Violin
thì lớp vỡ lòng đã phải trả 30 đô một giờ, và những lớp cao phải trả 40 đô hay 50 đô một giờ . Chỉ vì giá
tiền học quá cao như vậy, mà số cha mẹ cho con học Violin rất hiếm, trong khi số học sinh Piano nhiều
hơn. Tôi dạy học sinh học xong Methode Rose thì học sinh đã trả cho tôi 2 nghìn đô, trong khi cây đàn
Digital Piano loại tốt P120 chỉ có hơn 1 nghìn đô. Chỉ có nhà chịu chơi mới mua đàn tốt hơn, nhưng phần
lớn mua đàn rẻ hơn, và thuê thày khác dạy, chứ tôi kén học sinh lắm, không dạy học sinh những gia đình
mua đàn rẻ tiền hơn. Học sinh học Violin, thì đàn chỉ có 1 trăm đô thôi, nhưng mỗi giờ phải trả 30 đô, gấp
rười tiền học Piano, một năm phải tốn 3 nghìn . Nếu thày phải trả lời các câu hỏi lan man, thì số lượng bài
học sẽ giảm xuống vì hết giờ.

Có thày dạy thì chóng tiến hơn, chứ không phải chơi đúng ngay .

Ví như tập bơi đi thi, thì mấy tháng đầu tập bơi đúng động tác, đúng kỹ thuật, tức là đỡ sức cản của nước,
và tận dụng được năng lượng đưa người sớm về đích. Tuy vậy, những động tác và kỹ thuật đó chỉ đúng
ở giai đoạn đó thôi, không đúng với lúc đi thi giành huy chương vàng Olypic. Từ đó đến ngày đi thi, đấu thủ
còn phát triển thân thể cao to hơn, thì động tác kỹ thuật cũng khác .

Tập Violin thì không hẳn như vậy, vì kỹ thuật nó tinh tế hơn, chứ không về năng lượng như thể thao,
nhưng kỹ thuật nó cũng thay đổi từ lớp dưới đến lớp trên . Đó là vì học sinh còn học cả cách chơi thể hiện
tình cảm theo bản nhạc nữa, mà cái đó đòi hỏi nhiều năm nghe và cảm nghiệm . Học Violin mấy năm đầu
chỉ cần chơi đúng nốt nhạc, đúng nhịp, đúng ngón, và đúng cung kéo như bản nhạc của thày giáo chỉ dẫn.
Trong lúc đó thì kỹ thuật dần dần tiến bộ hơn .

Kỹ thuật Violin cũng còn đang tranh luận, và có nhiều trường phái có đại biểu nổi tiếng . Vì vậy, nếu bạn
chơi Violin không đúng trường phái này, thì sẽ là người theo trường phái kia, chứ chẳng có gì sai cả . Nếu
bạn tự tập, chắc chắn không thể nổi tiếng thế giới rồi, nhưng nó cho bạn trình độ có thể nhìn người khác
chơi mà hiểu biết hơn người không chơi Violin. Giở lại những bài tôi viết trong những giáo trình học Violin
và Fiddle, ít ra có những trường phái đối nghịch nhau như sau:

1- tay trái cầm đàn ngón tay cái thò lên cao hơn phím đàn rất nhiều - và ngón cái thấp hơn phím đàn .
2- tay trái cầm đàn cổ tay gần vuông góc với cần đàn - và cổ tay chéo góc với cần đàn .
3- tay trái rung chỉ bàn tay và ngón tay - và rung cả cánh tay
4- tay trái bấm ngón vuông góc xuống phím đàn - và chéo góc với phím đàn

Tay phải kéo cung
1- cầm chặt - và cầm lỏng
2- ngón cái cong lồi ra - và ngón cái cong lõm vào
3- Cánh tay nâng cao hơn mặt phẳng của cung kéo - và cánh tay khép nách thấp hơn cung kéo

Trường hợp của bạn, nên tự học tự tập Violin, rồi thỉnh thoảng thuê thày dạy một buổi để thày chỉ cho
những chỗ cần sửa và cần luyện . Thuê thày dạy liên tục thì cần điều kiện gần thày, và có tiền trả công
thày nữa .

Cũng có thể nhựa thông ít, hay sau khi bôi nhựa thông thì sờ tay vào lông ngựa, làm mồ hôi dính trên đó.

Cũng có thể đàn rẻ tiền, và cũng có thể lắp đàn chưa tốt .
Những chỗ như chân ngựa dẵm trên mặt đàn không khít, hay 2 đầu của cột chống bên trong đàn không
vừa khít với mặt đàn và lưng đàn, hay cột này hơi bị ngắn, nên không chặt khít với mặt và lưng đàn.
Cũng có thể mặt đàn và lưng đàn hoặc một trong 2 thứ này dày quá, khó rung lên khi chơi đàn.

Có thể làm những hay một vài điều sau:
1- Thuê thợ mộc cạo hay nạo mỏng mặt đàn hay lưng đàn đi chừng 3 hay 4 phần mười milimet rồi đánh vécni lại .
2- Mua cột chống mới (phải bằng gỗ Spruce, có bán trên eBay), cắt dài hơn cột chống cũ, rồi thay vào .
Nhớ cắt 2 đầu hơi vát (phải mài vát đi cho khớp độ cong của mặt đàn và lưng đàn).
3- Mua ngựa đàn mới, mài chân cho cong khít với mặt đàn, rồi gọt thấp bằng ngựa cũ, rồi gọt mỏng bên mặt ngoài,
phía quay ra đầu đàn, cho mỏng hơn 1 milimet, hay nửa milimet. Càng mỏng thì càng dễ kêu, nhưng cũng dễ gãy.

Đàn có tiếng kêu này thường là đàn rẻ tiền, làm bằng gỗ ngọn, hay cây còn non, và sau khi chặt cây và xẻ ra gỗ,
thì để hong cho khô chưa được 5 năm . Nếu gỗ tốt ở gốc cây già trên 100 tuổi, và sau khi xẻ gỗ, có ngâm nước vài
tháng, rồi hong khô vài chục năm, thì không có hiện tượng này. Đàn mấy trăm đôla thì cũng có hiện tượng này nhưng
thỉnh thoảng mới xảy ra.

À, cũng có thể cung không làm bằng lông đuôi ngựa hay tóc người, mà bằng sợi nilon đan lưới đánh cá .
Sợi nilon thì trơn, dù bôi nhựa thông, cũng không bắt giây đàn bằng lông tóc người và động vật .
Bạn thử mượn một cái cung của người khác xem kéo có kêu khá hay không.
Hay dứt thử một sợi lông mà đốt lên xem có mùi khét nhựa hay mùi khét động vật (mùi tóc, móng tay, da tay cháy).
Nếu đúng, thì bỏ tiền ra mua một cây cung mới. Hình như ở SaiGon bán cung China khoảng 10 đôla Mỹ thì phải.


Tôi kưa đổ vợ tôi bây giờ vì tôi có quốc tịch Mỹ về ViệtNam lấy vợ .
Vợ tôi không thích nhạc cổ điển, mà chỉ thích các bài hát ViệtNam .

Còn chuyện vì mê tiếng đàn mà tập đàn rồi thất vọng thì không đúng đâu .
Càng tập đàn, thì càng yêu tiếng Violin hơn, mà không thất vọng nữa.
Tôi chơi Violin còn xa mới tới cách danh thủ, nhưng cũng tiến khá xa với
người mới tập . Cũng có người khen tiếng đàn của tôi . Tôi cũng tự hào
và đi ra ngoài chơi Violin cũng tự tin, không e ngại biểu diễn trước đám đông.

Điều tốt đẹp nhất tập Violin mang lại cho tôi là biết thưởng thức không những
tiếng Violin, mà còn nghe được cả giàn nhạc chơi, và biết ai hát hay, ai hát dở .


Chú hàng xóm đó nói đúng đấy, nhưng đúng chỉ một nửa, còn một nửa nữa thì chú ấy không biết .
Một nửa nữa là chỉ những band nhạc máu lắm, chịu chơi lắm mới có Violin .
Còn ở những giàn nhạc giao hưởng, đệm đàn cho những danh ca thế giới, thì Violin không thể thiếu được .
Trong những giàn nhạc giao hưởng, thì Violin là bà hoàng của giàn nhạc, còn Piano là vua của giàn nhạc .
Trong văn hóa châu Âu, thì lady first, còn trong văn hóa Việtnam ta, thì lệnh ông không bằng cồng bà .
Khi giàn nhạc giao hưởng hòa tấu, hay đệm nhạc, thì bao giờ cũng có Violin, còn không có Piano thì cũng
không sao . Người ta đã soạn những bài này không có Piano rồi, không thể cho Piano vào chơi được nữa .

Nhạc sĩ chơi và sáng tác Violin nổi tiếng muôn đời là Paganini. Có một thời người ta chơi Violin những bài
của Paganini thì có Piano đệm đàn. Phần đệm này ai đó viết thêm vào bản độc tấu của Paganini, chủ yếu
là đệm hợp âm cho phần độc tấu, còn những quãng độc tấu chơi ngắt hay chơi hợp âm, thì Piano lại lấy
phần chạy của Violin mà đệm, nói tóm lại, không thể vượt quá tầm của bản độc tấu Violin gốc . Bây giờ
nhiều người phản đối phần đệm Piano đó, và những cây độc tấu Violin xuất sắc cũng không muốn có phần
đệm Piano nữa, để họ có thể khoe kỹ thuật và tâm hồn của họ trên những bài độc tấu Violin này.

Ngoài những người chơi và mê Violin, còn những người thích đàn giây nữa (String), vì đàn giây là xương
sống của giàn nhạc giao hưởng . Đôi khi một nhóm đàn giây, gọi là Tam Tấu, Tứ Tấu hay bao nhiêu Tấu,
thành một band đi biểu diễn hòa nhạc . Chỉ đàn giây mới có thể làm được điều này, vì chúng có thể hòa
âm tuyệt đối, vì chúng không có phím như Piano hay Guitar . Nhiều người nghe cũng chỉ vì mê đắm hòa
âm tuyệt đối mà không ưa Piano và Guitar, là những đàn hòa âm gần tuyệt đối thôi, không bao giờ tuyệt
đối được . Học sinh chơi Piano lớp cao, học lý thuyết, mới biết điều này, nhưng học sinh học Guitar, mới
đến trình độ lên giây đàn Guitar, thì mới đụng độ mâu thuẫn này, rồi tìm hiểu, và biết rằng không thể nào
lên giây Guitar cho đúng tuyệt đối chơi được các phím đàn Guitar .

Học và chơi Violin càng lâu, càng giỏi, thì mới khám phá ra các điều hay Violin mang lại cho mình, chứ không
hẳn đi biểu diễn kiếm tiền, hay được nổi tiếng . Chú hàng xóm chỉ nói đến chuyện xa xôi, mà không biết
đến lợi ích sát sườn Violin mang lại cho người tập và chơi nó . Chú ấy không biết rằng 100 người chơi nhạc
thì chỉ có 1 người đi biểu diễn mà thôi, và trong 100 người nghe nhạc, thì chỉ có 1 người tập một loại đàn
sáo mà thôi . Vậy ta học và tập Violin là để hưởng thụ âm nhạc, chứ chuyện cao xa sẽ tự đến đâu thì đến .


1- Vệ sinh đàn là cần thiết, là bắt buộc, trong đó có lau nhưa thông dính trên dây đàn .

2- Kéo đàn có tiếng rít, hay không ra tiếng nhạc vì nói chung 2 lý do:

a - Đàn kém chất lượng: Những đàn dưới 1 nghìn đôla (như các đàn của tôi) thường bị tật này .
b - Tay nghề kéo cung còn non kém . Mỗi đàn mỗi dây mỗi nốt thì cần một lực ép lông đuôi ngựa xuống
dây và một tốc độ kéo nhất định . Nếu ở đàn ấy, dây ấy, nốt ấy mà lực ép chưa đủ so với tốc độ kéo, thì
gây ra tiếng rít, còn lực ép quá nhiều so với tốc độ thì gây ra tiếng ọ ẹ . Vậy thì khi thấy có tiếng rít, thì
bạn kéo chậm hơn với cùng lực ép, hay kéo nhanh hơn nhưng đè lên dây mạnh hơn (cách này tốt hơn).
Còn khi thấy có tiếng ọ ẹ, thì kéo nhanh hơn với cùng lực ép, hay đè lên dây nhẹ hơn . Tiếng rít thường
xảy ra với những nốt không bấm ngón mà chỉ kéo dây buông, nên có thể chơi những nốt La và Mí bằng
những nốt bấm ngón. Khi tập những bài có tốc độ cao, việc bấm ngón khó khăn (chưa kịp bấm đủ mạnh
xuống bảng phím), chuyện tiếng rít hay xảy ra, nên đòi hỏi học sinh phải mua đàn đắt tiền hơn . Chuyện
tiếng ọ ẹ thì hay xảy ra ở lúc kéo chậm, tức là những lúc chuyển dây, và ở đầu những nốt nhạc (khi nốt
nhạc bắt đầu vang lên, thì trước đó dây đàn chưa rung) nên khi bắt đầu kéo nốt nhạc thì nên nhẹ tay đè
và kéo nhanh lên . Chuyện kéo nhanh hơn khó thực hiện khi bài tập vốn đã nhanh rồi, nên học sinh tập
đến những bài này cũng bị đòi hỏi phải mua đàn đắt tiền hơn . Vì vậy, khi đi mua đàn, cần một người có
trình độ chơi cao mà thử đàn, và cũng cần có những bài để thử đàn . Những bài này có những nốt nhạc
vào những chỗ hay xảy ra tiếng rít và tiếng ọ . Khi chơi những bài này mà không thấy có tiếng rít hay tiếng
ọ thì đàn tốt, nếu có ít tiếng rít hay tiếng ọ thì cũng khá, nhưng nếu chơi không hay, hoặc có nhiều tiếng
rít và tiếng ọ, thì là đàn kém . Tùy theo kết quả của bài thử nghiệm mà so sánh giá cả . Trước kia có người
có những bài nhạc Violin để thử nghiệm, nhưng tôi bận chưa kịp ghi chép lại, nên bây giờ bận, chưa mò ra
được . Đó là trình độ của tôi chưa chơi được những bài đó, nên chưa vội . Dù sao, tôi cũng đủ sức thử
những đàn trong tầm túi tiền của mình . Dù bạn có giỏi chơi thử được đàn tốt, bạn chưa chắc đủ tiền mà
mua nó, có biết, cũng chẳng chia sẻ được cái tài ấy cho tôi, có phải không ?

No comments: