Monday, January 18, 2010

Violin! New dream~~3

Đánh dấu trên đàn là lối trẻ con Mỹ học Violin, những đứa bị bố mẹ bắt học, mà không thích Violin.
Bấm theo nốt vẽ thì kéo ra những tiếng gần đúng nhạc, và cái tai mãi mãi chẳng biết nốt nhạc phải
như thế nào mới là đúng . Luyện tập kiểu này thì mắt và tay có thể nhanh .

Những người tập Violin thực thụ thì bấm theo tiếng đàn, như lối người mù tập đàn, thì mắt và tay
không nhanh, nhưng thời gian tập bấm được đúng sẽ ngắn hơn . Cho dù vài tháng, vài năm, thì cũng
có ngày họ bấm được đúng nốt nhạc, mặc dù đàn bị đứt giây, hay chùng giây.

Để kết hợp 2 kiểu tập trên, bạn có thể vẽ nốt nhạc mà tập bấm cho nhanh ngón tay . Đến khi ngón tay
đã nhanh bấm được tất cả các nốt đàn rồi (mỗi giây đàn chỉ cần bấm 3 ngón thôi, chưa cần tập ngón
út) thì phải chấm dứt ngay, và chuyển sang bấm và nghe tiếng đàn xem có ra bài nhạc không.

Còn kỹ thuật rung, thì ngày xưa lối Pháp chỉ rung cổ tay thôi . Ngày nay thì tha hồ làm sao ra được
tiếng đàn rung là được. Có thể rung cả cánh tay đến tận nách, có thể đến khuỷu, và có thể chỉ cổ tay
thôi. Tùy ý thích của mình, mà gắng tập luyện lối chơi, lối rung của mình. Đừng tập 10 năm lối
chơi này, rồi lại đổi ý tập lối chơi kia. Tôi là người hay thay đổi lối chơi, các kiểu đều có thử
nhưng chẳng lối nào thành tài.

Khi rung thì đàn nhất định bị rung bị lắc theo không thể tránh khỏi . Cách cầm đàn cũng phát triển
theo trình độ người chơi, không thể nói trước được. Có nói, hay có giết người mới tập, thì họ cũng
không thể cầm đàn như sư phụ được. Khi nào bạn lên đến trình độ nào, thì sự hiểu biết, suy tính,
chọn lựa, và kinh nghiệm, mới giúp bạn cầm đàn, bấm nốt, rung, và kéo cung thế nào . Một bài violin
vơ lòng mà sau hai chục năm bạn choi lại, mới hồi tưởng lại cái vụng về bỡ ngỡ ngày xưa, mà có nó
bạn mới có mấy chục năm sau.


Học sách nào cũng được. Tôi không biết Paganini có sách dạy Violin.
Nếu kéo cung hay chạm giây, thì bạn nên mua một con ngựa mới (tiếng Anh gọi là cây cầu - bridge)
mà lắp vào. Ngựa mua về bao giờ cũng cao và dày hơn ngựa đang xài.
Bạn ướm ngựa cũ vào mà vẽ mẫu lên cầu mới sao cho cao hơn, và cong hơn.
Sau đó, gọt mỏng nó đi ở mặt trước còn 1 milimet, còn mặt sau để phẳng.
Khi lắp cầu, nhớ cho mặt sau vuông góc với mặt đàn, còn mặt trước đương nhiên phải xiên.
Khi ngựa cao và cong thì không bao giờ kéo cung chạm giây.
Khi ngựa cao quá và cong quá thì khó kéo khi chuyển từ giây nọ sang giây kia.
Lúc chuyển giây, cánh tay phải quạt một vòng rộng hơn, tốn thời gian và công sức hơn.
Vì vậy, lắp ngựa phải thử nhiều lần, có thể tốn nhiều ngựa mới được tốt.
Để tìm ra hình ngựa phù hợp với mình, bạn có thể làm nhiều ngựa để thử gọt các hình ngựa
với đường cong khác nhau . Đến khi được kích thước lý tưởng, lúc ấy mới làm ngựa tốt.
Nếu ngựa mình tự làm lại dễ chơi hơn, và nghe hay hơn, thì lần sau khỏi tốn tiền mua nữa.

Bài học tôi muốn nói ở đây là:
1- Đừng mê tín thợ làm đàn và người bán đàn rằng họ là số 1 trên đời
2- Phải học tập để mình có thể làm chủ được cây đàn: chế tạo, sửa chữa, tháo lắp, thay đổi các phụ kiện.

Học sách nào cũng được. Tôi không biết Paganini có sách dạy Violin.
Nếu kéo cung hay chạm giây, thì bạn nên mua một con ngựa mới (tiếng Anh gọi là cây cầu - bridge)
mà lắp vào. Ngựa mua về bao giờ cũng cao và dày hơn ngựa đang xài.
Bạn ướm ngựa cũ vào mà vẽ mẫu lên cầu mới sao cho cao hơn, và cong hơn.
Sau đó, gọt mỏng nó đi ở mặt trước còn 1 milimet, còn mặt sau để phẳng.
Khi lắp cầu, nhớ cho mặt sau vuông góc với mặt đàn, còn mặt trước đương nhiên phải xiên.
Khi ngựa cao và cong thì không bao giờ kéo cung chạm giây.
Khi ngựa cao quá và cong quá thì khó kéo khi chuyển từ giây nọ sang giây kia.
Lúc chuyển giây, cánh tay phải quạt một vòng rộng hơn, tốn thời gian và công sức hơn.
Vì vậy, lắp ngựa phải thử nhiều lần, có thể tốn nhiều ngựa mới được tốt.
Để tìm ra hình ngựa phù hợp với mình, bạn có thể làm nhiều ngựa để thử gọt các hình ngựa
với đường cong khác nhau . Đến khi được kích thước lý tưởng, lúc ấy mới làm ngựa tốt.
Nếu ngựa mình tự làm lại dễ chơi hơn, và nghe hay hơn, thì lần sau khỏi tốn tiền mua nữa.

Bài học tôi muốn nói ở đây là:
1- Đừng mê tín thợ làm đàn và người bán đàn rằng họ là số 1 trên đời
2- Phải học tập để mình có thể làm chủ được cây đàn: chế tạo, sửa chữa, tháo lắp, thay đổi các phụ kiện.


Nếu bạn đã thử nhiều cách rồi mà vẫn còn tật, thì lỗi tại đàn.
Tôi cũng có một cây Violin bị tật này.
Chỉ còn cách xê dịch cây cột chống (sound post) bên trong đàn xem ở chỗ nào thì đàn kêu tốt nhất.
Nhớ là khi xê dịch nó về phía trong, tức là phía giữa mặt đàn, thì cần có cây cột cao hơn, và dịch
ra phía lỗ chữ F, thì cần cây cột ngắn hơn.
Hầu như tật này do cái dầm trần gắn dưới mặt đàn chỗ chân ngựa (cầu - brige) bên trái, nên xê dịch
cây cột chống chỉ làm đàn kêu tốt hơn lên một chút ít thôi.

Đó là kinh nghiệm để bận sau bạn mua đàn thì nhớ thử các đặc tính này nhé.
Phải chơi thử các nốt trầm nhất (Sòn Là Sì Đồ), và các nốt cao nhất cuối bàn phím của giây Mí.

Guitar tuy thuộc loại đàn phím, nhưng cũng là loại đàn giây, nên có vài đặc tính như Violin .
Đó là đặc tính nhạy - Responsiveness - là dễ choi nếu đàn tốt .
Đàn rẻ tièn thì không nhạy: bấm, gảy hay kéo cung một lúc ròi mới kêu.
Violin 1 nghìn đô trở lên thì rất tốt . Tôi đã từng được chơi thử rồi .
Khi đã có đàn rồi, thì tốt hay xấu cũng phải xài, và phải setup - lắp đặt - cho nó nhanh hơn .

Về cái cầu hay con ngựa đàn, thì mới mua về bao giờ cũng cao và dày hơn nhiều
Nếu nó lùn và mỏng hơn, thì hết cách điều chỉnh và lắp đặt .
Tốt nhát, bạn phải gọt và mài giũa cho nó thấp xuống và mỏng đi .
Cẩn thận kẻo thấp quá mỏng quá thì phải vất đi.
Làm nhiều lần, cho tới khi có độ thấp trước khi vất đi thì dừng lại .
Muốn biết độ thấp vứt đi, thì phải bị sai một lần .
Vì vậy, lần ấy nên làm vào một con ngựa mình đẽo lấy bằng gỗ thường .
Khi có kich thước rồi, thì lấy nó làm mẫu mà gọt con ngựa tốt mua về .


TungNhi:
Violin điện cũng như Guitar điện, không có thùng rỗng cộng hưởng, tự nó không có tiếng vang, chỉ
có tiếng kêu rất nhỏ, không biết giống âm lúc có điện chừng nào, nên tập nó lúc không có điện
cũng chẳng giúp cho lúc có điện, vì 2 lúc này khác nhau lắm.
*
Violin thường có thể làm cho kêu nhỏ lại được, bằng cách lấy một cái cặp mà cặp chặt con ngựa lại
(tiếng Anh gọi là cái cầu - Bridge). Bạn có thể làm cái cặp bằng miếng cao su đế dép Bác Hồ, tức
là lốp xe hơi. Nó có hình quạt, đồng dạng và to hơn con ngựa một tí. Đáy của nó thì bạn xẻ dọc làm
đôi hình chữ V để nó ngoạm vào cái cầu. Nơi giây đàn chạm vào nó, thì bạn phải khoét nó đi, để nó
không chạm vào giây đàn. Khi cho nó ngoạm càng sâu càng chặt xuống con ngựa, thì con ngựa càng chắc
khó rung, nên khó truyền năng lượng của giây rung xuống thùng cộng hưởng của đàn, làm tiếng đàn
càng nhỏ đi. Tuy vậy, tập Violin lúc bị cặp thì chẳng ích lợi gì, vì bạn không thấy được những cái
dở (những cái dở đó kêu bé quá) mà sửa. Dù sao, đó là ý kiến của tôi, mà nhiều người cho rằng cái
suđin (tôi nghe tiếng Việt từ nhỏ, mà quên tiếng Anh của nó rồi) có lợi như bạn nói. Vì vậy, ban
nên làm thử cái suđin (chỉ 1 giờ gọt miếng cao su vứt đi ở chợ Hàng Da) mà tập xem sao.
À, vừa tra Internet, thì cái đó gọi là cái câm đàn (Mute)
http://en.wikipedia.org/wiki/Violin
*
Violin điện cần bộ mix cho riêng nó. Tùy bộ míx này mà âm ra loa của nó hay hay dở. Cũng vì bộ mix
này mà giá tiền khởi đầu của nó khá cao hơn violin thường, và tỷ lệ chất lượng âm thanh so với giá
thành thì kém violin thường. Khi đi nơi xa vắng như non cao biển rộng, thì luôn luôn cặp kè bộ
mix, loa, và acquy (batteries) thì nó cũng lỉnh kỉnh hơn. Nếu muốn kéo một bài mùi mẫn cho một em
mới quen, thì đừng lôi cả bộ này ra dọa em nhé.
***
Thiên thần Đen:
Mời bạn coi chương trình tự học Violin và Fiddle của Học Nhạc nhé.
***
Angek:
Violin khác Piano ở chỗ dàn bán và đàn mới mua về thì bao giờ giây cũng sai.
Muốn học lên giây Violin, mời bạn coi chương trình tự học Violin và Fiddle.
Có hướng dẫn lên giây Violin bằng tiếng Anh ở đây:
http://store.musicbasics.com/howtotunviol.html
Violin truyền thống thì chỉ có 4 cái tay vặn lên giây ở đầu đàn thôi.
Violin bây giờ thì ở phía đuôi có lắp mỗi giây một cái tinh chỉnh (fine adjuster - tunner)
, * * * - * * * ,* * * - * * *
***
Cái digital lên giây gọi là Tunner, có nhiều loại lắm, từ 10 đô trở lên:
Farley's PocketTones Mandolin/Violin Tuner
Amazon
Amazon Amazon

***
Tôi chưa từng nghe thấy ai bị tai nạn vì giây Violin đứt bao giờ cả.

Bấm nốt khó và mỏi có thể do đàn lắp đặt cao quá, nhưng trình độ lắp đặt giây phải là bậc thày
dạy Violin mới làm được . Nếu bạn có can đảm, thì khía sâu cục gỗ đầu đàn bên ngoài bàn phím
đàn để giây thấp xuống gần bảng phím hơn . Nếu khía sâu quá, mà giây chạm vào bảng phím, thì đã
làm hỏng cục gỗ này, phải thay cục gỗ khác. Còn chiều kia, thì gọt cho ngựa thấp xuống. Nếu ngựa
thấp quá, khi chơi bị đụng giây xuống bảng phím, thì phải vứt đi.
*
Khi bấm một giây lại chạm giây khác thì có lẽ ngón tay của bạn hơi to. Bạn có thể thuê người tháo
cái bảng phím đàn ra mà thay vào bằng một bảng phím khác to hơn . Tuy thế, bảng phím không thể
to quá cần đàn được. Tôi xưa nay chưa bao giờ đo để biết người ta để giây cách xa bao nhiêu.
Nhiều người ngón tay nhỏ, muốn đặt các giây gần nhau để dễ chơi, và nhanh chóng khi bấm ngón sang
các giây khác, thì họ đặt làm bản phím nhỏ lắm. Riêng tôi thì khoảng cách giữa các dây là quá lớn,
cần để dịch chúng lại cho gần nhau hơn.
*
Lời khuyên cho bạn bây giờ là nhờ ai đó (bậc thày) dạy cho cách lắp đặt Violin .

Bạn hieuvo:
Guitar thì gảy, còn Violin thì kéo cung, nên kỹ thuật gảy tay phải Guitar không có ở Violin .
Guitar có phím đàn, còn Violin thì không, nên kỹ thuật bấm ngón tay trái Guitar không có ở Violin .
Nói chung, kỹ thuật ngón đàn Guitar không giúp gì cho việc học và chơi Violin cả .
Tuy thế, học Guitar giúp bạn có kiến thức âm nhạc, giúp bạn học các đàn sáo khác dễ hơn người
chưa biết một loại đàn sáo nào cả .

Bạn MewTwo:
Violin học từ vỡ lòng, qua các lớp từ thấp lên cao, dần dần học các kỹ thuật chơi Violin .
Chơi đàn nào cũng có nhiều kỹ thuật, học lớp nào biết lớp ấy .
Học sinh tốt nghiệp phổ thông nếu có ai hỏi đã học những gì, thì khó mà trả lời được .
Người học Violin mấy năm, cũng khó trả lời đã học những kỹ thuật gì .
Bạn mua một cuốn sách tự học Violin thật mỏng, cũng có hàng chục kỹ thuật nó dạy trong đó .
Nếu thuê thày dạy, học vài năm cũng chưa học hết cuốn sách ấy .
Thế nhưng muốn học hết cuốn ấy, thày giáo cũng có thể chiểu bạn mà dạy gấp trong 6 tháng.
Có điều tay đàn là của bạn, chứ không phải chữ thày dạy cho bạn, mà tay đàn thì ở chữ "võ luyện"
chứ không phải ở chữ "văn ôn."

Bạn muốn tự học, bây giờ hãy kiếm một giáo trình đi đã .
Sau đó mở sách ra, học bài Một .
Bài này cũng đã có nhiều kỹ thuật rồi . Chỉ một giòng của nó, ngày xưa có cha tôi dạy, tôi đã phải
tập hơn một tuần . Tôi không biết ngày ấy tôi chơi bài này đến đâu, nhưng bây giờ nhớ lại, chỉ biết
là hơn một tháng đầu tập mới giúp tôi cầm đàn lên kéo được vài phút mà không mỏi tay.
Vì thế, kỹ thuật thứ nhất là: tập Violin liền 10 phút không cần bỏ đàn xuống nghỉ.
Cùng với kỹ thuật này, còn những kỹ thuật khác nữa như: kéo cung một giây đàn, mà không bị kéo
2 giây, không bị chạm vào đàn, không để cung chạy ra khỏi khu vực kéo cung . Tay trái thì biết cầm
đàn, bấm vào các nốt đàn đúng lúc tay phải kéo cung giây đàn đó. Bằng ấy kỹ thuật, thực hiện được
tạm tạm, thì mất đứt 1 tháng hay 2 tháng . Bù lại, bạn ọ ẹ kéo được vài bài đàn rồi .

Mong bạn hiểu ý tôi nói: học đến đâu biết đến đó, không thể học tủ, không thể học nhảy cóc, đi
đường tắt, chưa học làm tính cộng, đã muốn học làm tính trừ ngay.
Ngoài ra, học một giáo trình nào, thì phải theo nó đến cùng, không nên nhảy từ giáo trình này sang
giáo trình khác, vì mỗi giáo trình là một chương trình dài ngày hoàn thiện cho chính nó. Nhảy từ giáo
trình này sang giáo trình khác thì sẽ bị khó khăn chậm tiến, và có lỗ hổng. Mỗi lần thay giáo trình, học
sinh cần có thày giáo dạy những kiến thức bổ sung để có thể theo kịp giáo trình mới.

No comments: