Monday, January 18, 2010

Violin! New dream~~

Bạn có thể ra dốc Hào Nam cạnh nhạc viện Hà Nội để hỏi.Nên vào cửa hàng Vạn Xuân số 39 dốc Hào Nam.Ở đây giá cả khá ổn.Ông chủ hình như cũng chơi Violin.
Tel: 8516701

Còn đây là một địa chỉ khá đáng tin cậy cho bạn: Lê Đình Viên, 17 Quốc Tử Giám Hà Nội, nhà cuối ngõ(hỏi đầu ngõ ai cũng biết :D).
Ông Viên làm đàn khá lâu năm và kinh nghiệm. Đàn của ông có chất giọng khá riêng. Theo đánh giá trực quan của mình thì đàn của ông Viên làm có khả năng cạnh tranh với trường quốc tế khá cao.Giá đàn tùy theo chất lượng đàn.Bảo hành khá tốt,đàn hỏng nặng vẫn có thể đem đến nhờ ông sửa(biết nịnh một tí có khi ông còn không lấy tiền sửa :D).
Điện thoại : 8438258

Về lý thuyết, chơi các loại đàn thật dễ vô cùng, ngoài yếu tố bên ngoài là đàn tốt,
còn phụ thuộc thần kinh vận động người chơi đàn, và tâm hồn của người chơi đàn.

Tôi nói về lý thuyết, chứ thật ra, làm gì có cái gì thuần tuý lý thuyết ?
Vì vậy, xin đừng bắt bẻ tôi là chơi violin thật khó, tôi liệu chơi đã ra gì mà mạnh mồm?
Thực tế, hai yếu tố kỹ thuật tay và tâm hồn là một bể học và luyện mênh mông,
không có năng khiếu, đừng nói đến chuyện mài sắt mà nên kim được .

Rào trước đón sau mãi, xin bắt đầu bàn sơ qua về kỹ thuật chơi violin . Bàn kỹ thì
không thể, vì chỉ có nhà nghề chơi đến đâu mới hiểu đến đó thôi.

Nhìn qua, thì violin thật đơn giản, trừ phần cao thì quá xa giọng người, còn phần thấp
thì còn thua giọng nam trung. Khoảng âm thanh thì hạn hẹp, violin thường chỉ chơi đơn,
chứ rất ít chơi 2D (hoà ăm) như Guitar hay Piano đươc, thế thì những cái khó khăn chơi
Violin cũng bị hạn hẹp lại. Những cái khó khăn ít ỏi còn lại đó lại là những trở ngại
rất ít người vượt qua được . Nếu Piano và Violin phát không cho những ai muốn tập, thì
số người chịu tập Piano lâu hơn 1 năm sẽ gấp 10 lần số người chơi Violin . Điều đó có thể
thấy ngay ở những bài tập vỡ lòng . Người tập Piano có thể hoàn thành những bài này dễ
dàng, nhưng người tập Violin, kể cả khi được thày giáo khen, cũng khó mà nghe nổi tiếng
đàn mình chơi.

Tiếng đàn Violin phụ thuộc vào những yếu tố nào ngoài yếu tố nhạc cụ?
1- Lực Lông đuôi ngựa đè lên giây đàn
2- Tốc độ lông đuôi ngựa lướt trên giây đàn
3- Lực ngón tay bấm lên giây đàn và bàn phím

Sẽ bàn tiếp


Có nhiều trường phái sư phụ dạy Violin lắm.

Tôi có:

1- Sách Pháp trước năm 1954. Cha tôi dạy tôi sách này 3 năm thuở tôi học cấp 2 và cấp 3,
mới đến 2/3 cuốn. Lẽ ra với học sinh Violin bình thường thì chưa đến 1 năm. Sau khi đến
Mỹ vài năm, tôi về SaiGon thăm cha tôi đã vào ở đây, thì mua sách cũ ở các tiệm SaiGon.
Sách này khổ to hơn khổ giấy thường, và mấy trăm trang. Scan những trang này thì ốm, vì
sách to hơn scanner của tôi.

2- Sách Suzuki, từ 1 đến 6, vì tôi chưa đủ sức tập những tập cao hơn. Sách mới toanh,
dạy cho trẻ con 4 tuổi. Phương pháp này thì người lớn sốt ruột lắm, nhưng trừ vài cuốn
đầu ra thì học nhanh như gió cuốn, toàn những bài Classical quen thuộc và hay.
Phải biết mình ở cuốn nào mà tập, nhưng tốt nhất thì kiên nhẫn tập từ cuốn 1, những bài
dễ thì tập nhanh, coi như ôn lại kỹ thuật thôi. Scan mấy trăm trang thì không có sức.

3- Sách Duncan, gồm 2 cuốn, cho người lớn, học nhanh học lướt chứ không kỹ. Tự học mấy
cuốn này có thể vài tháng thì xong, nhưng chưa dày công luyện tập được đến chất lượng
tối thiểu . Tôi đã load nó lên ở TTVNOL, trong Classical. Một cuốn dạy Violin, và cuốn
kia dạy Fiddle. Hai lối chơi khác nhau, Violin chơi Classical, còn Fiddle chơi nhà quê.
Fiddle luôn chơi nhanh, vui, lớn tiếng. Classical thi nhanh chậm, vui buồn, tiếng to
tiếng nhỏ chứ không chỉ chơi các điệu nhảy mà thôi như Fiddle.


Tôi không ở ViệtNam, không biết ở đâu bán Violin .

Ở Mỹ, có thể mua ở eBay, hiệu Yitamusic Thượng Hải, giá từ 200 đến 400 đôla thì rất tốt.
Bạn cứ đợi đến hết giờ đấu giá thì nâng lên vài đôla là mua được, không sợ hớ đâu.

Còn đàn của bạn kienbeo trên kia, tương đương với Yitamusic trên ebay giá 200 đôla.
Học sinh Mỹ học Violin thường bắt đầu học với đàn chỉ một nửa giá đó, là đàn tệ nhất .
Đàn Trung Quốc, ví như YiTaMusic thì 400 đôla trở lên là có thể làm đàn biểu diễn rồi.

Sau đây là vài dàn eBay YiTamusic giá không quá 200 đôla:

http://instruments.shop.ebay.com/ite...in&_osacat=619

Nhớ tìm đàn "T19 Violin" ở "Musical Instruments" nhé.

Ngày xưa người ta tập Violin chủ yếu là tự học.

Thật ra, chỉ những trình độ cao cấp, người học đàn mới cần thày thôi,
vì những miếng kỹ thuật ấy rất khó, phải giảng giải rất kỹ mới tập
được, còn những bài dễ như bài hát, thì cứ kéo mãi cho thành thạo
thì tiếng đàn cũng hay hơn. Chuyện bấm nốt nhạc cho đúng thì thày
chẳng thể nào dạy được, mà phải tuỳ cái tai của người chơi. Cũng
như Guitar, tuy nốt đàn có phím, mà có người tập rất lâu mà chẳng
bấm cho ra tiếng đàn.

Ở hoàn cảnh Việtnam, muốn tự học Violin, phải có tiếp xúc thẳng với
âm nhạc, phải biết hát vững, hay biết chơi một loại đàn nào đó, tốt
nhất là Guitar, vì nó cũng là đàn có giây. Đòi hỏi phải biết chơi
Piano hay keyboard thì khó khăn quá, vì những đàn này đắt hơn Guitar,
lại cồng kềnh khó mang vác và cắm điện. Chỉ có violin là rẻ tiền thôi.
Ở Trung quốc, các ngõ hẻm đều có người chơi Violin. Chỉ có điều là
nhiều thày giáo dạy Violin nhạc dân tộc, nên phong trào Violin ở
Trung Quốc không có tỷ lệ nhân tài và quần chúng cao. Ở Việtnam,
nếu tập Violin không cổ điển, chỉ tập những bài hát, thì cũng lâu tiến.
Chậm tiến không phải ở chỗ kỹ thuật, mà là ở tâm hồn âm nhạc. Nếu chỉ
thích nhạc Việtnam, thì tâm hồn âm nhạc sẽ nghèo nàn. Bây giờ Việtnam
cũng dễ chơi Internet, lên YouTube sẽ trau giồi tâm hồn âm nhạc dễ
dàng hơn, mà khỏi phải mua CD tốn tiền.


1- Bấm nốt đàn Violin là một vấn đề suốt cuộc đời chứ không phải chỉ lúc mới tập đâu.
Bạn thử lắng nghe những cao thủ chơi một bản cổ điển mà coi. Có những lúc nốt đàn phải
thật gọn ghẽ như Piano, nhưng có những nốt ỷ eo như mèo kêu, nhưng kêu hay, chứ không
phải như tôi chơi bị ra tiếng mèo kêu đâu. Đó là cái hay của Violin mà Piano chịu chết
không thể nào chơi được. Chỉ có đàn bầu và nhị đua được với Violin cái chỗ này. Guitar
thì các cao thủ cũng thể hiện được chút ít.

2- Tập đàn thì phải lâu dài, từ dễ đến khó, từ không hoàn thiện đến chỗ tốt hơn lên,
chứ làm gì có bí kíp sư phụ truyền cho để bỗng dưng thành tài? Lý luận chỉ một câu,
thì luyện hàng trăm hàng nghìn giờ cũng chưa biết được bao nhiêu phần trăm. Chơi được
hay đến đâu là mừng đến đó, chứ so tài với người khác thì chỉ buồn mà nản chí thôi.
Bạn cũng nên hiểu tôi gần 60 tuổi, mà nghe trẻ con 10 tuổi còn thấy thua kém, thì
phải biết là mình phải có ý chí mới trụ lại được với Violin, chứ không bỏ cuộc như
hàng vạn người khác, violin quẳng vào thùng rác, hay cho không cũng khó kiếm được
người muốn lấy.

3- Nhịp phách của nhạc cổ điển thật khó. Chỉ có người học theo sách mới học thành nhịp.
Người chơi nhạc mới đã quen, nghe nhạc cổ điển violin mà không có giàn nhạc đệm, thì
không biết nhịp phách rơi vào những nốt nào, chỗ nào. Đó là vì lối chơi cổ điển không
giữ nhịp phách đều đặn, mà thay đổi luôn luôn và đột ngột tuỳ theo cái mood của bài.
Cùng một bài, mà 2 cao thủ violin chơi, cũng thấy khác nhịp với nhau, và khác cách kéo
cung lên xuống, giật và luyến, kéo bao nhiêu phần của cung, vân vân. Nếu chỉ nghe tiếng
đàn của họ mà ghi chép cách kéo cung theo mình đoán ra, cũng không đúng như thật, vì
cách xử lý tiếng nhạc của họ khác cách kéo cung của mình, và vì thế họ cũng không kéo
giống nhau. So với Piano, thì chơi violin có thể có nhiều cách thể hiện khác nhau nhiều
hơn, và rõ ràng dễ thấy hơn. Vì thế, với trình độ của tôi với bạn, tốt nhất phải chơi
đúng theo bản nhạc, kể cả những chỗ bắt kéo cung 1 nửa hay 1/3 hay 1 phần tư, vân vân.

Ban hỏi vài câu nhưng nếu trả lời đến nơi đến chốn thì phải vài ngày .
Tôi không có thời gian và công lao như thế .
Học sinh có thày dạy cũng vài tháng vài năm mới cầm đàn cầm cung được
đúng nữa là . Bạn thử coi người chơi Guitar phải tập bao lâu mới cầm
được đàn cho đúng?

Bây giờ bạn hãy lên YouTube mà tự học. Nếu vài tháng mà vẫn thấy chưa
ổn, thì cũng chẳng lạ. Ngày xưa tôi được cha tôi dạy mà cũng phải vài
tháng mới tạm cầm được, và đến khi mình tự tin cầm được đàn cũng phải
vài năm.

Về chuyện lên giây đàn, thì bộ khoá giây Violin đơn giản gấp mấy lần bộ
khoá Guitar. Nó giống như khoá giây Nhị và Đàn Bầu. Học sinh mới học thường
tự hỏi, vì sao không làm bộ khoá Violin như Guitar ? Câu trả lời là: để
âm thanh được tốt, và vì bộ khoá Violin đơn giản nhưng đủ xài rồi, việc
gì phải rắc rốit thêm?

Vì cấu tạo đơn giản nhất, bộ khoá lên giây Violin ở những đàn rẻ tiền thường
bị bệnh: nếu chặt thì chặt quá, rất khó lên giây, còn nếu lỏng thì lỏng quá,
không giữ được giây ở độ cao mon muốn. Lý do là ở chỗ tay vặn không hoàn toàn
khớp với lỗ của nó. Để chữa bệnh này, tay vặn và lỗ phải làm theo tiêu chuẩn
toàn cầu, và có đồ gọt tay vặn (như cái gọt bút chì) và đồ doa lỗ (như giũa tròn)
để sửa cho tay vặn hoàn toàn vừa khít với lỗ . Ngoài ra, còn có một loại chất
nhờn bôi vào chỗ tay vặn và lỗ vặn giây sao cho chúng không quá chặt cũng không
quá lỏng.

Sau khi sửa soạn đâu vào đấy rồi, người chơi Violin có thể tay phải kéo cung để
nghe tiếng, còn tay trái vặn tay lên giây cho đến khi nghe thấy chuẩn âm.

Lý thuyết thì như vậy, nhưng tôi không có đàn đắt tiền (như đàn nhà tôi thuở tôi
còn ở ViệtNam) và không có đồ sửa soạn, nên mỗi lần lên giây phải toát mồ hôi lên
gồng, vặn tới vặn lui khá lâu mới lên giây được như ý .

Thái độ người tự học phải là xông xáo, không dựa vào ai, cái gì cũng dám liều, dần
dần việc gì cũng làm được, không như học sinh học trong trường hay có thày. Có thày
thì đỡ sai những bước ban đầu, nhưng không có nghĩa họ trở thành chuyên gia ngay.

Các thày dạy thường thần thoại hoá nghề của mình, doạ học sinh ai không theo bí kíp
của thày sẽ bị tẩu hỏa nhập ma . Cha mẹ và học sinh cũng không muốn thày chỉ là
người thường cộng vài năm cọ kẹ trên giây đàn . Vì thế ta cũng không nên tranh biện
với họ làm gì. Tay đàn là do công sức miệt mài mà nên, không thể nhồi vào sọ được .
Dù bạn có đọc hàng núi sách dạy, học, tập, và biểu diễn, cũng không thể thay cho tập
đan được. Chẳng thế mà nhiều thày có bằng Master, Doctor về nhạc, nhưng chẳng chắc
có chơi hay hơn được học trò mà họ dạy.

Còn bạn mới tập mà đã chơi võ vẽ Guitar rồi thì là chỗ rất hay cho bạn. Cách lên
giây Violin hơi giống cách lên giây Guitar ở chỗ mắc giây và vặn giây. Cái khác
nhau ở chỗ giây Violin bao giờ cũng lên được chuẩn, vì nó không có phím . Chỉ cần
so sao cho các giây đúng hoà âm quãng 5 là xong . Lên giây Guitar thì khó hơn, vì
có thể nói Guitar không thể lên giây được . Hễ đúng ở nốt này thì sai ở nốt khác.
Vì vậy, bạn hãy cứ yên tâm, coi chuyện này như pha đi nhé .

Người mới tập Violin, ai cũng thế cả .
Nếu bạn có lưng tốt, thận tốt, thì đỡ hơn .
Còn mỏi tay cầm đàn nữa, vì tay ít vận động và giữ ở tư thế này .
Tay cầm cung kéo thì ít mỏi, vì tay thường cử động như vậy.
Chịu khó tập 200 giờ thì sẽ hết mỏi.

Guitar chỉ lên giây tương đối, có nghĩa là 2 nốt ở 2 giây trùng nhau
ở một chỗ nào đó, nhưng 2 nốt ở 2 giây chỗ khác thì không thể
trùng được. Nói một cách khác thì được chỗ này mất chỗ kia. Yếu
điểm ấy là vì Guitar có phím, không thể làm hợp âm chính xác cho
mọi chỗ được. Muốn có hợp âm chính xác ở Guitar, thì các phím
phải méo mó xẹo xọ đi,không thẳng hàng.

Còn Violin thì chỉ cần các giây hoà nhau trong hợp âm quãng 5 là
được. Nếu bạn chơi Guitar mà nghe quen hợp âm quãng 5 thì có thể
lên giây Violin được. Người tập Violin, ví dụ là chính tôi đây, thì
sau 7-8 năm mới lên giây được. Đương nhiên với các cháu có tài
thì chỉ cần vài tháng. Còn bạn, mong rằng vài tháng đến một năm
là có thể lên giây Violin. Tôi không biết lên giây Violin là vì
ỷ lại có cha tôi là thày dạy Violin lên giây cho. Đến khi vắng
cha tôi bất ngờ, thì tôi không thể tập được nữa, và vài năm sau
mới có bạn chơi dạy cho. Tuy rằng bạn chỉ hướng dẫn vài lượt, nhưng
nhờ vài năm chơi Piano, tôi đã có thể theo được hướng dẫn này.
Nếu được đào tạo chính quy thì có thể không đến 7-8 năm, lúc tôi
đã trên 20 tuổi rồi. Nếu học sinh còn nhỏ quá, lại không phải
thiên tài, thì cũng không có cách nào nhồi vào sọ nó được.
Vì thế, tôi nói, tuổi tác, kinh nghiệm đời cũng giúp ta học
được nhanh hơn. Bạn đã có Turner, mong rằng nó giúp bạn luyện
đôi tai nghe được hợp âm chùm và hợp âm rải, mới chơi được
Violin và lên giây được. Nếu chỉ ỷ lại lúc lên giây, thì từng
ngón tay bấm cũng không đúng, và rất lâu mới lên giây không cần
turner được .


1-Như yêu cầu của bạn thì khó quá, vì người có tai chuấn tuyệt đối rất hiếm (absolute ears).
Người thường như chúng ta thì có tai đúng tương đối, tức là biết so giây với âm chuẩn .
Lên giây Violin là kiểu lên quãng 5 đúng, còn lên giây Piano là kiểu chia đều tần số trong quãng 8.
Ngoài ra còn vài kiểu lên giây nữa, nhưng tôi không nghiên cứu kỹ, cũng không nhớ tiếng Anh là gì.
Vậy phải có âm mẫu La để so giây La. Sau đó kéo 2 giây buông liền nhau để nghe hoà âm quãng 5 của
giây La và giây Mí, hoà âm quãng 5 của giây La và giây Rề, sau đó chỉnh giây Sòn cho hoà âm với
giây Rề.

2- Giây không chuẩn thì tai không chuẩn, và tay không chuẩn. Tuy vậy, cũng không đến nỗi nguy
hiểm lắm đâu, mà chỉ chậm bước học lại mà thôi. Phần lớn học sinh học Violin mấy tháng hay mấy
năm đầu không có tay chuẩn và tai chuẩn . Vì vậy bạn không có tai chuẩn và tay chuẩn cũng không
sao . Riêng tôi, thì tai có thể gọi là gần chuẩn khi so âm, nhưng tay thì rất dở, chẳng bao giờ
bấm đúng nốt cả, mà đều phải có xê dịch chút ít mới bấm đúng nốt. Bạn nghe tôi đàn sẽ thấy ngay
điều này.

3- Bạn lên Internet eBay hay Amazon mà tìm "Peg Drop" mà mua rồi rỏ vào khe lên giây giữa peg
và peg hole thì sẽ hết chuyện phiền hà này .

4- Mảnh gỗ chặn giây đàn tiếng Việt gọi là Ngựa, nhưng tiếng Anh lại là Cầu (Bridge). Cắt gọt
và đặt cầu cần một số kinh nghiệm, thì âm thanh mới hay, to, và dễ chơi. Trong đó, vị trí cầu
không quan trọng lắm. Nếu đặt cầu lui lại, thì giây sẽ dài ra, và từng phím đàn cũng sẽ dài ra
và đặt cầu tiến lên, thì từng phím đàn cũng ngắn lại. Giở Toán ra mà tính, thì sai số khi di
chuyến cầu nếu là vài milimét, thì từng phím đàn sẽ sai lệch vài phần nhỏ của milimét, còn
nhỏ hơn độ sai của tay bấm . Vì thế, chỉ khi nào bạn sắp đi biểu diễn mà đặt cầu không đúng với
vị trí khi bạn luyện tập thì mới đáng lo. Khi nào đặt cầu sai trước khi biểu diễn khá lâu, thì
bạn đủ thời gian tập luyện với bộ phím mới của vị trí cầu này.

Tôi không tìm đọc các tài liệu nói về chuyện lên giây lắm, nhưng hoà âm quãng 5 đúng
được bàn rất nhiều. Tôi đã đọc một số về nó, nhưng bây giờ chẳng còn nhớ họ nói gì.

Chỉ tóm lại, tôi có lẽ theo kinh nghiệm, cứ vặn giây hoặc lên, hoặc xuống đến khi nào
nghe thấy 2 giây chập lại làm 1 thì thôi. Nếu vặn quá thì nghe thấy hoà âm đang chập
làm 1 bỗng tách rời ra thành 2 đường khác nhau.

Kiểu bạn lên giây là so 2 giây có cùng một nốt, cùng một tần số, không phải là hoà âm
như quãng 5, là hoà của 2 âm có 2 tần số khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về
phần này coi vật lý nó thế nào: 1) Tỷ số tần số, 2) Tỷ số chiều dài của giây đàn.

Còn về ngựa đàn, nếu không mua được, hay vì nó quá đắt, bạn có thể làm được .
Bạn cần có ý chí dám làm, và tinh ý tìm tòi, suy nghĩ trong thử nghiệm thì làm tốt .

Ngựa đàn phải làm bằng gỗ không cứng quá, phải chẻ theo chiều đi qua tâm lõi cây
gỗ, và phải đục lỗ để giảm bớt khối lượng của nó cho dễ rung động. Có nhiều kiểu
thiết kế cho ngựa đàn, mà kiểu thường là kiểu trên chữ T, dưới chữ H hay chữ X.
Bạn có thể làm trên chữ O cũng được. Chiều trên thì ở gần lõi, còn chân thì ở
mé ngoài vỏ của thân cây. Điều quan trọng là nó phải làm bằng gỗ cũ, như các xà
nhà cũ phá ra chẳng hạn, thì âm thanh mới hay.

1- Tập kéo giây buông rất tốt. Trên TTVNOL box Classical Music tôi có nick là CoDep .
Có người thấy tôi chơi trên YouTube có sai sót kỹ thuật nên khuyên tôi tập giây buông
để nâng cao kỹ thuật kéo cung. Đương nhiên lời khuyên này đúng về mặt lý thuyết,
nhưng tôi không nghe theo, vì trên thực tế nó chỉ áp dụng với người trẻ ít kinh nghiệm
thôi . Tôi có đủ kinh nghiệm để tránh cái sai sót đã xảy ra trong lần đăng trên YouTube
đó, cái lần không để ý mà có sai sót, chứ không phải kỹ thuật kém đến nỗi sai sót không
thể tránh khỏi. Mặt khác, người có tuổi không thể đợi đủ tài mới chơi đàn được . Tuy bạn
còn trẻ, nhưng chắc bạn không muốn tập vài năm kỹ thuật suông rồi mới tập những bài chơi
chứ hả? Theo tôi, tập như bạn một thời gian giây buông là tạm đủ . Sau đó thỉnh thoảng
tập giây buông thôi, và thời gian tập giây buông chỉ không quá 1 năm. Để nâng cao kỹ
thuật kéo cung, tôi hay tập kéo thang nốt, ví dụ kéo gam Đô trưởng chẳng hạn, mỗi nốt
một cung thật dài, sao cho âm thanh đầu cung kéo cũng như tiếng đàn cuối cung kéo. Đó
là lúc trẻ thôi, hồi còn học đàn cha tôi dạy, và thỉnh thoảng 2 năm sau đó nữa. Bây giờ
thì tập kỹ thuật thẳng ngay vào bài chơi, chứ không chịu tập bài thuần tuý kỹ thuật nữa
rồi. Để diễn tả ý muốn nói, tôi bịa ra những con số như sau:
Code

       Tỷ số thời gian tập kỹ thuật thuần tuý và thời gian tập bài chơi
                   Tháng 1          Năm 1         Năm 3         Năm 10
Học sinh  6 tuổi    100/0           80/20         50/50        30/70
Học sinh 16 tuổi     90/10          50/50         20/80        10/90
Học sinh 26 tuối     70/30          70/30         10/90        00/100

2- Trong TTVNOL Nhạc Cổ Điển, tôi đã đăng 2 cuốn Tự Tập Violin và Fiddle .
Bạn có thể lục tìm mà tập theo cả 2 cuốn một lúc cũng được . Cùng một tác giả, nhưng
2 tốc độ học khác nhau .


Violin chơi đúng nhạc lý thuyết, không cao hơn, không trầm hơn.
Vậy giây La của nó là nốt La chuẩn, độ cao 440 Héc, viết ở giữa khung nhạc khoá Son.
Nốt Đồ thấp nhất của nó so với Piano là nốt Middle C, viết ở trên một gạch phụ dươi
khung nhạc khoá Son, cũng trên một gạch phụ trên khung nhạc khoá F. Các nốt khác,
bạn cứ theo Scale trên khung nhạc và trên bảng phím (Guitar, Mandolin, hay Banjô đều
được) mà lần ra. Tập Scale violin, bắt đầu tu*` nốt thấp nhất trên giây Sòn, lên đến
nốt cao nhất trên giây Mí, không cần biết gam gì.

Tôi cũng biết gọi các nốt nhạc bằng ABC kiểu Mỹ, nhưng không thích biến nốt nhạc
thành thang chữ số như Piano, như trong tù người ta gọi tù bằng số tù.

Theo cách học Violin Suzuki, thì trẻ con không học Scale trước, mà học những bài hát
chúng đã biết rồi trước. Thày chỉ dạy ngón nào bấm vào giây nào thôi, còn chuyện chuẩn
âm thì chúng tự khắc biết, vì so với bài hát sẵn có trong trí óc chúng rồi. Sau một
thời gian khá dài, chơi được nhiều bài khá chuẩn âm, thì chúng đã bấm khá chuẩn chỗ
phím đàn rội. Lúc đó tập Scale chỉ là ôn tập và hệ thống lại mà thôi.

Bạn không có khái niệm độ cao âm thanh của nốt nhạc viết trên giấy, nên gần như không
thể học được đàn giây, là những đàn không phím như Piano. Có 2 cách khắc phục được
điều này: 1) Mua một cây Mandolin mà tập chơi những bài sẽ tập Violin để có khái niệm
độ cao nốt nhạc. Mandolin là đàn cùng cỡ cùng độ cao, cùng phím đàn với Violin nên
rất dễ dàng cho bạn . Nếu đòi bạn mua Piano mà tập trước thì tốn kém quá. 2) Coi và
nghe DVD của Duncan, người dạy chương trình này. Tôi có đĩa của Duncan, nhưng không
biết làm sao lấy ra mà đưa lên YouTube được, mà cũng bận cuộc sống hàng ngày, không
thể làm được.

Cách dán giấy hay vẽ màu lên bảng phím là cách thày giáo Mỹ dạy trẻ con, nhưng tôi phản
đối cách này . Đó là cách học một cách lười . Chúng ta đã biết, học là một quá trình
tích cực nhận Information, rồi Process chúng mà biến thành skills của mình, chứ không
phải quá trình nhồi sọ. Lười là nhồi sọ, không có processing, nên rất lâu mới hình thành
được skills trong từng neuron thần kinh và từng bắp thịt. Kiểu này đã tước bỏ việc làm
của tai, mà giao cho mắt làm . Như vậy bạn sẽ trở thành một người tinh mắt, còn tai thì
nghe nhạc mà không biết nốt gì . Hoặc là khi bạn nghe được nốt thì cái tinh mắt của bạn
chẳng biết để làm gì nữa, uổng công luyện quá. Cái công ấy mà dồn vào luyện tai cả thì
có phải nhanh hơn không? Bọn Mỹ còn nghĩ ra cái khung lắp vào chỗ trống dành cho kéo
cung để khỏi kéo cung ra ngoài. Có cái khung này, thì học sinh không kéo cung ra ngoài
như các học sinh không có lắp khung này, nhưng đến khi kéo cung được đúng chỗ thì lâu hơn.

Tôi không muốn mở lớp dạy Violin trên Internet, vì tôi không có thì giờ. Dạy đàn ngoài
lý thuyết (có thể viết được) ra còn phải chơi đàn làm mẫu cho học sinh nghe và nhìn, rồi
phải nghe và nhìn học sinh chơi đàn để uốn nắn nữa . Những việc này có thể làm qua YouTube
nhưng công ghi chép Video Script và đưa lên YouTube không phải ít. Một kỹ thuật dạy cho học
sinh thì đứa này bị tật này, đứa khác bị tật nọ, làm sao mình biết được tất cả các tật có thể
xảy ra mà hướng dẫn trước? Dạy phòng ngừa cái sai mà nó không có thì làm gì? Ngoài ra, một
tật của học sinh chưa hẳn một kế chữa của thày mà nó hết, mà thày phải nghĩ kế thứ hai xem
nó có khỏi không, rồi kế thứ ba, thứ tư nữa nó mới đỡ, rồi vài tháng sau cái chứng tật ấy
mới căn bản xóa bỏ. Nếu bạn từng dạy 1 loại đàn rồi, bạn sẽ hiểu những điều tôi nói.

+4 EXP

Tớ nghĩ là tớ không nhầm trong việc trả lời, cái tớ muốn nói ở đây là môi trường, môi trường bác học thì violin là bà chúa của dàn nhạc, bà chúa của âm thanh, nhưng đặc thù của violin là cần có tai nhạc chuẩn, lý do là ở chỗ violin không có nốt, ngay đến việc làm quen để độ cảm âm chính xác đã mất rất nhiều thời gian, mặt khác violin là nhạc cụ "ĐỘC TẤU" - đã độc tấu thì bạn thừa biết là phải trên tầm sơ sơ một bậc dài, nghĩa là phải tập tác phẩm, phải có hồn vào thì tiếng violin mới hay được, mà trình độ cao thì phải tập thật là lâu, chứ sơ sơ tiếng ọ ẹ, bài vở không thông thì nói thật không mê được.

Nói với bạn là các nhạc cụ khác như guitar, organ (tôi không nói đến piano), bạn chỉ cần tập sơ sơ qua qua là có thể vác đàn đi chơi được rồi, nhạc cụ tôi nói ở trên nó có tính chất "ĐỆM", nghĩa là để thể hiện "đệm" một bài nào đó mà có người hát thì dễ hơn nhiều so với độc tấu bài nhạc nào đó. Đấy là lý do cơ bản để số người đến với guitar, keyboard nhiều hơn violin.

Thật sự thì học nhạc cụ nào cũng khó, để học "thành tài violin" hay thành tài piano cũng cần ngót ngét chục năm khổ luyện, guitar thì ngắn hơn, nhưng cũng phải tính đơn vị vài năm, đấy là điều kiện mà không phải ai cũng có thể theo được, với những người chỉ "chơi chơi" thì lựa chọn một nhạc cụ vừa tầm với mình, vừa với sự đầu tư, và vừa với tính hữu dụng là một lựa chọn tốt, trong trường đại học sinh viên có thể truyền tay nhau để đánh romance, để bắt lợn quạt chả, để ê a slowrock, chứ chuyền tay nhau ọ ẹ violin e là hơi khó đấy, bạn có đàn violin treo trong nhà bạn có tùy tiện cho ai cũng sờ vào nghịch thử tí không??? guitar thì có đấy

@BQT: Tôi viết bài này không phải là với mục đích chê bai gì violin trong nội dung của box này, cũng không phải đưa cái nhìn bi quan về violin của việt nam, mong rằng đến một ngày nào đó đất nước ta giàu mạnh, kinh tế khá giả, âm nhạc trở nên phổ cập, đại chúng như các nước phát triển, lúc đó nhà nhà violin-piano, người người violin-piano ấy mới là "chuẩn", bài viết này chỉ là suy nghĩ cá nhân trong thời điểm hiện nay mà thôi.

Cách dạy đàn của DunCan cũng như cách dạy đàn Violin ở Mỹ mà tôi biết đều giống nhau ở chỗ là
tập giây Mí trước, rồi lan dần sang các giây trầm hơn .

Cách tập này dễ hơn cách học cổ truyền vì lối cổ truyền bắt học bấm cả 4 giây, khối lượng học quá
nhiều, độ khó quá cao ngay từ bài đầu, vì giây trầm đòi hỏi phải vặn tay nhiều hơn, chóng mỏi mệt
hơn. Bấm giây cao thì cánh tay, cổ tay, bàn tay đỡ gồng hơn, và giây cũng mỏng nhẹ hơn, dễ bấm hơn.

Cách tập giây cao trước có cái dở là học sinh phải đọc khóa có nhiều dấu thăng, trong khi lối cổ
thì bắt đầu tập với scale gam Đô, chẳng có thăng giáng gì cả.

Tuy vậy, lý thuyết bao giờ cũng dễ hơn thực hành, nên nhìn chung, học theo lối mới thì tốt hơn, và
học sinh xây dựng tay đàn kỹ thuật nhanh hơn. Bạn chắc chẳng ngại gì các gam, phải không? Khó khăn
về gam chỉ có ở các trẻ nhỏ thôi. Nếu chúng tập Piano hơn 1 năm rồi thì cũng biết chút ít về gam và
các nốt thăng giáng.

Bạn biết chơi Guitar thì rất có lợi cho việc tự học Violin, và bạn hoàn toàn yên trí không cần thày
cũng không cần CD hay DVD. Cũng đừng lo tập sai kỹ thuật sẽ thành tật. Về nguyên tắc, chơi các loại
đàn đều phải tự nhiên theo bản chất của loài người. Vì vậy ta có thiên hướng chơi đúng, không có
tật xấu. Các chứng tật xấu xảy ra từ bản chất từng người . Có người không có tật xấu kỹ thuật chơi
đàn nào . Có người có nhiều tật, và mỗi người có những tật không giống người khác. Đó là vì bắp
thịt, gân các ngón tay, khớp các đốt xương, thần kinh vận động từng thớ thịt đường gân khác nhau,
chất trong máu và thịt khác nhau, dẫn đến động tác tự nhiên có những thiên hướng khác nhau. Ai nhanh
nhẹn khéo léo chân tay thì tập Violin cũng nhanh hơn . Tôi vụng về chậm chạp nên kịch trần của tôi
thấp, không thể chơi khá hơn nữa được . Cái may ở chỗ là kịch trần thấp, nhưng vẫn thừa cho quần
chúng ái mộ. Vì vậy, nếu bạn không lù đù quá, bạn có nhiều khả năng được quần chúng mến mộ hơn tôi.

Bạn chịu khó học nhanh 2 cuốn, đừng nên để quá 1 năm . Tuy là 2 cuốn, nhưng không phải là 2 lớp đâu,
mà là có nhiều bài cho bạn luyện, đỡ nhàm chán. Nếu có thể, thu Video Clip đưa lên YouTube, sẽ được
người tình nguyện chỉ dạy kỹ thuật cho. Họ là những thày giáo siêu trình độ của mình. Chỉ khéo miệng
một tý thì có nhiều người giúp lắm.

Tôi cũng hay nhắm mắt chơi Violin . Nó thành tật . Đôi khi chơi Violin ở chốn công cộng, giật mình
mở mắt ra nhìn chốn xa xăm chứ không dám nhắm mắt nữa, khỏi bị người ta cười chê nhắm mắt.

2 comments:

Unknown said...

Ban có thê biến tiếng violin thành tiếng đàn nhị không?

AoJie said...

Có cách nào biến tiếng violin thành tiếng đàn nhị không ạ?